Định hướng và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp Cử nhân ngành Công nghệ sinh học có thể làm việc trong các vị trí, lĩnh vực và đơn vị sau:
* Vị trí làm việc
- Cán bộ sản xuất kinh doanh liên quan đến Công nghệ sinh học (Nông nghiệp, Y tế, môi trường…);
- Nghiên cứu viên, giáo viên;
- Tự khởi nghiệp;
- Ngành nghề khác: giáo dục, nhân viên kinh doanh các sản phẩm, thiết bị và vật tư công nghệ sinh học, …
* Lĩnh vực và đơn vị công tác
- Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp: Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chăn nuôi cây trồng, vật nuôi, phát triển vắc xin cho vật nuôi, chế biến bảo quản thực phẩm, chế phẩm bảo vệ môi trường, …
- Y tế: Các trung tâm phân tích, xét nghiệm, chẩn đoán, vắc xin, trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện;
- Lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo, nghiên cứu Khoa học: Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, bệnh viện;
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan quản lý chất lượng, kiểm định tại các đơn vị sản xuất có liên quan đến CNSH;
- Làm việc tại các cơ quan quản lý có liên quan tới sinh học và công nghệ sinh học như các cơ quan công an, quân đội và các cơ quan Chính phủ (Sở, phòng KHCN, …);
- Khởi nghiệp.
Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp ngành CNSH có thể tiếp tục theo học các bậc sau đại học trong và ngoài nước trong các chuyên ngành: Công nghệ sinh học, Khoa học cây trồng, Khoa học vật nuôi, Công nghệ thực phẩm, Bảo quản chế biến, Môi trường, Y sinh – dược học.
Các chương trình đào tạo, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
- Bộ Tiêu chuẩn ABET;
- Cử nhân CNSH – ĐH Quốc tế ĐHQG-TpHCM đã đạt chuẩn AUN-QA;
- Cử nhân CNSH – ĐH Nông lâm Tp. HCM;
- Bachelor of Biotechnology – Florida Gulf Coast, Mỹ;
- Bachelor of Biotechnology - Northeastern, Mỹ;