• LỊCH CÔNG TÁC
  • EMAIL
  • VNUA
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Ban chủ nhiệm khoa
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hội đồng khoa
    • Đội ngũ cán bộ
  • ĐÀO TẠO
    • Đào tạo đại học
      • Chuyên ngành Công nghệ sinh học
        • Chương trình đào tạo
        • Mục tiêu đào tạo & chuẩn đầu ra
        • Định hướng & cơ hội nghề nghiệp
      • Chuyên ngành Công nghệ sinh học (Chất lượng cao)
        • Chương trình đào tạo
        • Mục tiêu đào tạo & chuẩn đầu ra
        • Định hướng & cơ hội nghề nghiệp
      • Chuyên ngành Công nghệ sinh học nấm ăn & nấm dược liệu
        • Chương trình đào tạo
        • Mục tiêu đào tạo & chuẩn đầu ra
        • Định hướng & cơ hội nghề nghiệp
      • Chuyên ngành Công nghệ sinh dược
        • Chương trình đào tạo
        • Mục tiêu đào tạo & chuẩn đầu ra
        • Định hướng & cơ hội nghề nghiệp
      • Đề cương chi tiết
    • Đào tạo sau đại học
      • Thạc sĩ
        • Chương trình đào tạo
        • Chuẩn đầu ra
      • Tiến sĩ
    • Mẫu văn bản đào tạo
    • Quy định, quyết định
  • KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
    • Định hướng nghiên cứu
    • Nhóm nghiên cứu
    • Đề tài nghiên cứu
    • Công bố khoa học
    • Mẫu văn bản KH&CN
  • HỢP TÁC
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Mẫu văn bản hợp tác
  • THƯ VIỆN
    • Thư viện Lương Định Của
    • Thư viện Khoa
      • Nội quy
      • Khóa luận tốt nghiệp
      • Luận văn, luận án
      • Tài liệu
  • SINH VIÊN
    • Sinh viên đại học
    • Học viên cao học
    • Sổ tay sinh viên
  • LIÊN HỆ
  • Trang chủ
  • VNUA
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Ban chủ nhiệm khoa
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hội đồng khoa
    • Đội ngũ cán bộ
  • ĐÀO TẠO
    • Đào tạo đại học
      • Chuyên ngành Công nghệ sinh học
        • Chương trình đào tạo
        • Mục tiêu đào tạo & chuẩn đầu ra
        • Định hướng & cơ hội nghề nghiệp
      • Chuyên ngành Công nghệ sinh học (Chất lượng cao)
        • Chương trình đào tạo
        • Mục tiêu đào tạo & chuẩn đầu ra
        • Định hướng & cơ hội nghề nghiệp
      • Chuyên ngành Công nghệ sinh học nấm ăn & nấm dược liệu
        • Chương trình đào tạo
        • Mục tiêu đào tạo & chuẩn đầu ra
        • Định hướng & cơ hội nghề nghiệp
    • Đào tạo sau đại học
      • Thạc sĩ
        • Chương trình đào tạo
        • Chuẩn đầu ra
      • Tiến sĩ
    • Mẫu văn bản đào tạo
    • Quy định, quyết định
  • KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
    • Định hướng nghiên cứu
    • Nhóm nghiên cứu
    • Đề tài nghiên cứu
    • Công bố khoa học
    • Mẫu văn bản KH&CN
  • HỢP TÁC
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Mẫu văn bản hợp tác
  • THƯ VIỆN
    • Thư viện Lương Định Của
    • Thư viện Khoa
      • Nội quy
      • Khóa luận tốt nghiệp
      • Luận văn, luận án
      • Tài liệu
  • SINH VIÊN
    • Sinh viên đại học
    • Học viên cao học
    • Sổ tay sinh viên
  • LIÊN HỆ
Trang chủ Đào tạo sau đại học Tiến sĩ
  •   GMT +7

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học

Mã ngành: 9 42 02 01

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA

1.1. Mục tiêu đào tạo

1.1.1. Mục tiêu chung

Cung cấp chương trình giáo dục có kiến thức tổng hợp, với trình độ cao dựa vào nghiên cứu, tập trung vào sự phát triển nghề nghiệp của nhà khoa học chuyên sâu về công nghệ sinh học trong các lĩnh vực nông-lâm-ngư, vi sinh, y dược, môi trường. Học viên tốt nghiệp trình độ tiến sĩ có khả năng làm việc trong các học viện, đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp liên quan đến công nghệ sinh học.

1.1.2. Mục tiêu cụ thể

Về kiến thức: Trang bị cho học viên kiến thức chuyên sâu về công nghệ sinh học phân tử và năng lực thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, quy trình công nghệ mới áp dụng cho nghiên cứu.

Về kỹ năng: Thành thạo các thao tác, kỹ thuật hiện đại của công nghệ sinh học; có khả năng đề xuất, chủ trì đề tài khoa học-công nghệ trong công nghệ sinh học.

Về thái độ: Có năng lực làm việc độc lập và hợp tác với các cá nhân tổ chức trong nước và nước ngoài; hiểu rõ vai trò kinh tế-xã hội của CNSH trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ quốc gia và thế giới.

1.2. Chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp chương trình tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học nghiên cứu sinh đạt được:

1.2.1. Về kiến thức

* Kiến thức chuyên ngành:

- CĐR1: Hiểu kiến thức chuyên sâu, tiên tiến về công nghệ sinh học;

- CĐR2:Vận dụng tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo để thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, quy trình công nghệ mới áp dụng cho nghiên cứu;

- CĐR3: Phân tích, đánh giá, hoạch định, và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực CNSH;

-CĐR4:Phát triển các nguyên lý, học thuyết của ngành CNSH;

- CĐR5: Hiểu kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường; vận dụng tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh.

* Yêu cầu về số lượng và chất lượng của các công trình khoa học sẽ công bố: theo quy định chung của Học viện.

* Yêu cầu đối với luận án: theo quy định chung của Học viện.

1.2.2. Về kỹ năng

* Kĩ năng chuyên môn:

-CĐR6: Vận dụng linh hoạt các thao tác, kỹ thuật hiện đại của CNSH;

-CĐR7: Đề xuất, chủ trì đề tài khoa học-công nghệ trong CNSH;

- CĐR8:Thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn liên quan đến CNSH;

-CĐR9: Tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô khu vực và quốc tế

-CĐR10:Kỹ năng truyền thông và giao tiếp hiệu quả, trình bày ý tưởng, báo cáo, xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án.

* Kĩ năng mềm

- CĐR11: Kĩ năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm;

- CĐR12:Kỹ năng ngoại ngữ:Có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng; giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo với người bản ngữ về CNSH;

- CĐR13:Thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế;

- CĐR14:Viết được các báo cáo khoa học, báo cáo ngành CNSH, giải thích và phân tích quan điểm về một vấn đề, về sự lựa chọn các phương án khác nhau.

1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- CĐR15:Phát hiện, giải quyết vấn đề, rút ra những nguyên tắc, quy luật, đưa ra được những sáng kiến có giá trị và đánh giá giá trị của các sáng kiến trong lĩnh vực CNSH;

- CĐR16: Tập hợp và tổ chức nghiên cứu

- CĐR17: Thiết lập kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới trong CNSH;

- CĐR18: Đề xuất và chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn của lĩnh vực CNSH.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ là 03 năm, đối với người chưa có bằng thạc sĩ là 04 năm.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

 

TT

Khối kiến thức

Số tín chỉ

1

Kiến thức chuyên ngành bắt buộc

6

2

Kiến thức chuyên ngành tự chọn

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề

4

5

Luận án

70

Cộng

90

-         Nếu NCS chưa có bằng thạc sĩ thì phải học bổ sung 30 tín chỉ thuộc chương trình đào thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học chưa kể học phần Triết học và tiếng Anh.

-         Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ nhưng ở ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ đúng ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì tùy từng trường hợp cụ thể NCS phải học bổ sung một số học phần cần thiết theo yêu cầu của ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.

Danh mục các ngành đúng, ngành gần với ngành đào

Ngành đúng và phù hợp

Ngành gần

Công nghệ sinh học, Sinh học, Y học, Hóa sinh học, Sinh hóa

Chăn nuôi, Thú y, Nông học, Di truyền học-chọn tạo giống cây trồng, Bảo vệ thực vật, Hóa sinh, nuôi trồng Thủy sản, Khoa học cây trồng, Công nghệ rau hoa quả, Công nghệ thực phẩm, Bảo quản chế biến nông sản, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Lâm nghiệp, Lâm học, môi trường, Y-dược, Tin sinh học, Quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.

6. THANG ĐIỂM

            Đánh giá theo thang điểm 10.

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình đào tạo

TT

Mã

Tên học phần

Tên tiếng Anh

Tổng số TC

Lý thuyết

Thực hành

BB

TC

HỌC PHẦN TIẾN SĨ

1

SH801

Công nghệ Sinh học và xã hội

Biotechnology and Society

3

3.0

0

x

2

SH802

Phân tích các hệ OMICS

OMICS analysis

3

3.0

0

x

3

SH810

Chọn giống phân tử

Molecular Breeding

2

2.0

0

x

4

SH811

CNSH trong BVTV

Molecular Breeding

2

2.0

0

x

5

SH812

Công nghệ tế bào thực vật

Plant cell techonology

2

2.0

0

x

6

SH813

Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gen

Technologies for producing transgenic plants

2

2.0

0

x

7

SH814

CNVSV trong Nông Nghiệp

Microbial Biotechnology in Agriculture

2

2.0

0

x

8

SH815

CNVSV trong Thực phẩm

Microbial Biotechnology in Food

2

2.0

0

x

9

SH816

Công nghệ vi sinh trongmôi trường

Microbial technology in Environment)

2

2.0

0

x

10

SH817

Công nghệ lên men trong sản xuất sinh khối nấm dược liệu

Fermentation Technology in Production of Medicinal Mushroom Biomass

2

2.0

0

x

11

SH818

Công nghệ Sinh học Nano – Triển vọng và Ứng dụng

Nanobiotechnology – Prospects and Applicatios

2

2.0

0

x

12

SH819

công nghệ tế bào người và động vật

Human anh Animal Cell Technology

2

2.0

0

x

13

SH820

Công nghệ gen người và động vật

Human anh Animal Gene Technology

2

2.0

0

x

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ CHUYÊN ĐỀ

1

TLTQ

Tiểu luận tổng quan

Literature review essays

2

2.0

0

x

2

CĐ1

CNSH và các vấn đề kinh tế, xã hội, an toàn sinh học

Biotechnology in economic, social, biological safety issues

2

2.0

0

x

3

CĐ2

CNSH trong bảo vệ thực vật

Biotechnology in Plant Protection

2

2.0

0

x

4

CĐ3

Công nghệ tế bào thực vật trong chọn tạo giống cây trồng

Plant cell technology

in breeding

2

2.0

0

x

5

CĐ4

Công nghệ gen thực vật trong chọn tạo giống cây trồng

Gene Technologies in plant breeding

2

2.0

0

x

6

CĐ5

Nghiên cứu, sản xuất các hợp chất thứ cấp có giá trị bằng công nghệ nuôi cấy mô, tế bào thực vật

Research on production of valuable secondary compounds by plant cell technology

2

2.0

0

x

7

CĐ6

Đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật bằng các phương pháp công nghệ sinh học

Biotechnology and Conservation of Plant Biodiversity

2

2.0

0

x

8

CĐ7

Công nghệ tế bào động vật

Animal Cell Technology

2

2.0

0

x

9

CĐ8

Công nghệ gen động vật

Animal Gene Technology

2

2.0

0

x

10

CĐ9

Công nghệ y sinh ứng dụng

Applied Biomedical Technology

2

2.0

0

x

11

CĐ10

Công nghệ vi sinh trong môi trường

Environmental microbial Biotechnology

2

2.0

0

x

12

CĐ11

Công nghệ protein tái tổ hợp

Recombinant Protein Technology

2

2.0

0

x

13

CĐ12

Các sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh

Products from Microbial Biotechnology

2

2.0

0

x

14

CĐ13

Công nghệ cao trong sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu

Advanced Techonology in Productionof Edible and Medicinal Mushrooms

2

2.0

0

x

15

CĐ14

Các hoạt chất sinh học trong nấm ăn và nấm dược liệu

Active Compounds in Edible and Medicinal Mushrooms

2

2.0

0

x

16

CĐ15

Công nghệ sinh học nano trong nông nghiệp

Nano biotechnology in crops

2

2.0

0

x

17

CĐ16

Công nghệ sinh học nano trong bảo quản và chế biến thực phẩm

Nano biotechnology in in food preservation and processing

2

2.0

0

x

18

CĐ17

Công nghệ sinh học nano trong môi trường

Nano biotechnology in environments

2

2.0

0

x

19

CĐ18

Công nghệ sinh học nano trong y dược

Nano biotechnology in animal husbandry and aquaculture

2

2.0

0

x

LUẬN ÁN

Thesis

70

x

x


8. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Các học phần tiến sĩ được giảng dạy vào học kỳ thứ II.

Thời gian còn lại NCS thực hiện các chuyên đề, seminar, làm luận án.

9. MÔ TẢ NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÁC HỌC PHẦN

9.1. Các học phần bắt buộc

1.        Cung cấp cho NCS khái niệm, các thành tựu hiện tại và tiềm năng của công nghệ sinh học (CNSH) trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó người học sẽ tìm hiểu một số kỹ thuật cơ bản dùng trong nghiên cứu và phát triển CNSH. Học phần sẽ tập trung trình bày một số ví dụ thực tiễn, những tranh cãi trên thế giới về khía cạnh xã hội (đạo đức, tín ngưỡng, kinh tế, chính trị...) của CNSH, đồng thời tìm hiểu các chủ trương đường lối về nghiên cứu và phát triển CNSH ở Việt Nam, giúp người học có thể tự hình thành quan điểm khách quan và định hướng nghiên cứu và ứng dụng CNSH của mình một cách hợp lý.

2.        SH802. Phân tích các hệ OMICS: Cơ sở phân tử dòng thông tin di truyền từ DNA (gen)- phiên mã (mRNAs) - Protein (enzyme) - Metabolites - tính trạng (kiểu hiện) của sinh vật. Hệ các yếu tố nội ngoại tác động vào quá trình và sự cần thiết phải nghiên cứu tổng thể các hệ của sinh vật. Các hệ omics: Genomics, transcriptomics, proteomics, structural genomics, metabolomics và pharmacogenomics, bao gồm: khái niệm, nội dung nghiên cứu và ứng dụng. Từ đó giải thích cơ sở phân tử một số hiện tượng di truyền như: tương tác giữa các gen (alen) trong một tổ hợp gen, phân khúc quá trình tác động của các nhân tố, hiện tượng ưu thế lai, hiện tượng tăng tiến, di truyền liên kết giới tính, di truyền tế bào chất, phương pháp chữa bệnh theo genome, cơ sở hình thành kiểu gen lý tưởng và vai trò tác động của các yếu tố môi trường.

3.        Cơ sở di truyền của chọn giống phân tử, cách tạo các quần thể và sử dụng trong chọn giống phân tử, các loại chỉ thị phân tử, phương pháp phân tích các tính trạng thông qua lập bản đồ gen liên kết sử dụng chỉ thị phân tử, xác định các gen hoặc QTL liên kết với tính trạng chống chịu, chất lượng và số lượng, biến động và độ tin cây của chỉ thị QTL. Tiến hành chọn giống phân tử nhằm quy tụ nhiều gen hoặc một số gen chủ đích để tạo giống mới. Nghiên cứu vai trò của kiểu gen và môi trường, chọn giống phản ứng rộng với các điều kiện môi trường khó khăn, hạn mặn úng, chống chịu sâu bệnh và chất lượng cao.

4.        CNSH trong bảo vệ thực vật: Cơ sở phân tử của tính chống chịu thuốc trừ cỏ và chiến lược tạo giống kháng thuốc trừ cỏ glyphosate. Bệnh virus và cơ sở phân tử quá trình gây nhiễm và chống chịu bệnh, chiến lược tạo giống kháng bệnh; Bệnh vi khuẩn và vi nấm hại cây trồng, diễn trình phân tử quá trình nhiễm, chống bệnh và chiến lược tạo giống kháng bênh. Sâu hại, cơ chế phân tử quá trình gây hại, đặc tính chống chịu sâu hại và chiến lược chọn tạo giống kháng sâu

5.        Công nghệ tế bào thực vật: Khái niệm cơ bản về công nghệ tế bào thực vật. Tính toàn năng, quá trình biểu hiện tính toàn năng và sự suy thoái tính toàn năng của tế bào thực vật. Tế bào gốc ở thực vật. Sự phát sinh hình thái in vitro của tế bào, mô thực vật. Các kỹ thuật chính của công nghệ tế bào thực vật: Nhân giống in vitro; Nuôi cấy meristem trong nhân nhanh và làm sạch virut; Công nghệ tế bào trong bảo quản nguồn gen thực vật; Nuôi cấy phôi in vitro; Tạo thể đơn bội in vitro; Nuôi cấy và dung hợp tế bào trần (Protoplast); Nuôi cấy tế bào và sản xuất hợp chất thứ cấp in vitro; Biến dị dòng vô tính (biến dị soma) và ứng dụng

6.        Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gen: Các kiến thức cơ sở của công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gen (gen, cấu gen, hệ thống tái sinh, các phương pháp chuyển gen...); Các kỹ thuật chính, các cách tiếp cận mới có thể áp dụng trong công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gen; Các đường hướng tạo cây trồng biến đổi gen: Chống chịu với các tác nhân sinh học (kháng sâu, bệnh hại do vi rút, vi sinh vật…); Chống chịu với các tác nhân phi sinh học (hạn, ngập úng, nhiệt, lạnh mặn, tia UV từ mặt trời…); Chống chịu với thuốc trừ cỏ; Thay đổi thành phần dinh dưỡng, các hợp chất sơ cấp, thứ cấp, chất lượng gỗ, chất liệu nhiên liệu sinh học…; Nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng bất dục đực; Tiềm năng ứng dụng của công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gen trên thế giới và Việt Nam

7.        Công nghệ vi sinh trong nông nghiệp: Vai trò của vi sinh vật đối với sản xuất nông nghiệp; Quy trình sản xuất và ứng dụng một số chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản; Tiềm năng ứng dụng của công nghệ vi sinh trong nông nghiệp.

8.        Vai trò của vi sinh vật đối với công nghiệp thực phẩm; ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng; ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến một số loại thực phẩm; ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo quản một số loại thực phẩm.

9.        Môn học nhằm trang bị cho NCS những kiến thức về các quá trình ứng dụng vi sinh vật trong khôi phục, xử lý môi trường nước, đất bị ô nhiễm. Vi sinh vật với ô nhiễm chất hữu cơ và kim loại. Xử lý ô nhiễm môi tr­ường n­ước bằng biện pháp sinh học; Xử lý rác thải bằng biện pháp sinh học. Công nghệ sinh thái học sử dụng thực vật để xử lý loại bỏ các chất dinh dưỡng và kim loại nặng trong đất, nước (phytoremediation).

10.     Khái quát chung về nấm dược liệu; vai trò của sinh khối nấm dược liệu (hệ sợi , quả thể…); Các phương pháp lên men để thu sinh khối nấm; biến động của quá trình lên men; các loại Bioreactor trong sản xuất nấm; thành phần môi trường và ý nghĩa của từng thành phần trong quá trình sản xuất sinh khối; các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất; Thiết bị và vận hành hệ thống Bioreactor trong sản xuất; quy trình công nghệ sản xuất sinh khối nấm bằng Bioreactor; kiểm soát tạp nhiễm, đánh giá chất lượng sinh khối và công nghệ tạo sản phẩm; qui trình công nghệ sản xuất sinh khối nấm bằng Bioreactor (Đông trùng hạ thảo, nấm Vân chi, nấm Blazei…);

11.     Tổng quan về Công nghệ nano và Công nghệ sinh học nano (Sơ lược lịch sử; các khái niệm, thuật ngữ; vật liệu nano sinh học; phạm vi ứng dụng; một số sản phẩm, công nghệ liên quan…); Các ứng dụng của công nghệ sinh học nano trong các lĩnh vực nông nghiệp, y dược, an toàn thực phẩm và giám sát môi trường; Thị trường nano sinh học và triển vọng.

12.     Công nghệ nuôi cấy tế bào và các công nghệ liên quan; khả năng ứng dụng của công nghệ tế bào người và động vật phục vụ đời sống, nông nghiệp

13.     Công nghệ gen Người và Động vật: Công nghệ gen ứng dụng trong chẩn đoán bệnh ở người và động vật và các công nghệ liên quan; khả năng ứng dụng của công nghệ gen người và động vật phục vụ đời sống, nông nghiệp.

9.2. Các học phần tự chọn

9.3. Tiểu luận tổng quan

a) Quy định

Bài tiểu luận tổng quan, tương đương 2 tín chỉ, được NCS trình bày về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Bài tiểu luận không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5; phần trình bày bằng PowerPoint không quá 20 phút.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

- Chất lượng thông tin chuyên môn:5 điểm

-Chất lượng trình bày: 2 điểm

- Trả lời câu hỏi của hội đồng: 3 điểm

9.4. Chuyên đề

a) Quy định

- Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. 

- Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá chuyên đề.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

- Chất lượng thông tin chuyên môn: 5 điểm

-Chất lượng trình bày:2 điểm

-Trả lời câu hỏi của hội đồng: 3 điểm

c) Mô tả hướng chuyên đề

1)CĐ1. CNSH và các vấn đề kinh tế, xã hội, an toàn sinh học (Biotechnology in economic, social, biological safety issues) Các vấn đề đạo đức và sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, kinh doanh các sản phẩm công nghệ sinh học. Các yếu tố đảm bảo an toàn, các hành lang pháp lý và đánh giá các mức độ rủi ro đối với các sản phẩm công nghệ sinh học.

2)CĐ2. Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật (Biotechnology in Plant Protection)Cơ sở phân tử của tính chống chịu thuốc trừ cỏ và chiến lược tạo giống kháng thuốc trừ cỏ glyphosate. Bệnh virus và cơ sở phân tử quá trình gây nhiễm và chống chịu bệnh, chiến lược tạo giống kháng bệnh; Bệnh vi khuẩn và vi nấm hại cây trồng, diễn trình phân tử quá trình nhiễm, chống bệnh và chiến lược tạo giống kháng bênh. Sâu hại, cơ chế phân tử quá trình gây hại, đặc tính chống chịu sâu hại và chiến lược chọn tạo giống kháng sâu.

3)CĐ3.Công nghệ tế bào thực vật trong tạo giống cây trồng (Plant cell technology in breeding): Các vấn đề liên quan đến ứng dụng các kỹ thuật tế bào thực vật (kỹ thuật tạo cây đơn bội, tạo biến dị soma, dung hợp tế bào, thụ phấn in vitro, cứu phôi…) trong công tác tạo giống cây trồng có các tính trạng ưu việt về năng suất, chất lượng hoặc thích ứng với các strees sinh học, phi sinh học. Phân tích và đánh giá được hiệu quả, hạn chế và thách thức của các kỹ thuật này trong điều kiện Việt Nam.

4)CĐ4. Công nghệ gen thực vật trong chọn tạo giống cây trồng(Gene Technologies in plant breeding). Các chiến lược chọn tạo giống mới dựa trên công nghệ gen; Các phương pháp chọn tạo giống: Công cụ truyền thống, Công cụ hiện đại bao gồm: Tạo thể đột biến, Nuôi cấy mô tế bào, Tạo thể đơn bội Haploidy, Phân tích gene, sử dụng DNA markers; Chọn tạo giống mới dựa trên thay đổi trình tự genome: Forward genetics: Tạo quần thể đột biến sau đó chọn lọc cá thể dựa vào kiểu hình mong muốn. Từ cá thể đó, tìm gene và protein chức năng quy định tính trạng đó, Reverse genetics: Tạo đột biến gen mục tiêu, quan sát kiểu hình của cây đột biến để biết chức năng của gen đó. Các kỹ thuật tạo thể đột biến nhờ reverse genetics bao gồm: RNAi, T-DNA hoặc transposon, Phát hiện cá thể đột biến nhờ TILLING (Targeting Induced Local Lesions In Genomes), Công nghệ chỉnh sửa hệ gen nhờ TALEN (TAL effector-mediated DNA modifications), Công nghệ chỉnh sửa hệ gen nhờ CRISPR-CAS9, Công nghệ chỉnh sửa hệ gen nhờ Zinc finger nuclease (ZFNs)...; Tiềm năng ứng dụng của công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gen trên thế giới và Việt Nam.

5)CĐ5. Nghiên cứu sản xuất các hợp chất thứ cấp có giá trị bằng công nghệ nuôi cấy mô, tế bào thực vật (Research on production of valuable secondary compounds by plant cell technology): Các vấn đề liên quan đến sản xuất các hợp chất thứ cấp có giá trị (alkaloid, terpenoid, glycoside) phục vụ công nghệ y dược, thực phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp bằng nuôi cấy callus, tế bào huyền phù, rễ tơ…Đánh giá được triển vọng và ưu, nhược điểm của hướng nghiên cứu, ứng dụng này trong điều kiện Việt Nam.

6)CĐ6.Đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật bằng các phương pháp Công nghệ sinh học(Biotechnology and Conservation of Plant Biodiversity).Sự đa dạng của thực vật, các mức độ đa dạng sinh học, cơ sở phân tử của đa dạng sinh học và đa dạng thực vật, nguyên lý, phương pháp và kỹ thuật phân tích đánh giá đa dạng sinh học. Các chỉ thị phân tử ứng dụng để phân tích đa dạng nguồn gen. Các phương pháp thu thu thập, lưu giữ nguồn gen thực vật, các kỹ thuật lưu giữ nguồn gen, bảo tồn in situ, ex situ, bảo tồn đông lạnh, các phương pháp và kỹ thuật nhân giống thực vật.

7)CĐ7. Công nghệ tế bào động vật (Animal Cell Technology): Công nghệ nuôi cấy tế bào ở điều kiện lý-hóa có kiểm soát trong môi trường có bổ sung/không bổ sung huyết thanh; công nghệ xử lý, bảo quản lạnh tinh trùng vật nuôi và người, công nghệ phôi vật nuôi và người trong ống nghiệm (nuôi thành thục trứng, hoạt hóa tinh trùng, thụ tinh ống nghiệm, nuôi phôi trong ống nghiệm); các công nghệ liên quan; khả năng ứng dụng của công nghệ tế bào động vật trong lĩnh vực sinh học, nông nghiệp.

8)CĐ8. Công nghệ gen động vật (Animal Gene Technology): Công nghệ gen ứng dụng trong chọn giống động vật, động vật biến đổi gen và các công nghệ liên quan; khả năng ứng dụng của công nghệ gen động vật phục vụ đời sống, nông nghiệp.

9)CĐ9. Công nghệ Y sinh ứng dụng (Applied Biomedical Technology): Công nghệ thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, công nghệ tế bào gốc phục vụ cuộc sống.

10)CĐ10.Công nghệ vi sinh vật môi trường(Environmental microbial Biotechnology). Học phần này nhằm trang bị cho NCS những hiểu biết, kiến thức về các quá trình ứng dụng vi sinh vật trong khôi phục, xử lý môi trường nước, đất bị ô nhiễm. Vi sinh vật với ô nhiễm chất hữu cơ và kim loại. Xử lý ô nhiễm môi tr­ường n­ước bằng biện pháp sinh học ; Xử lý rác thải bằng biện pháp sinh học. Công nghệ sinh thái học sử dụng thực vật để xử lý loại bỏ các chất dinh dưỡng và kim loại nặng trong đất, nước (phytoremediation).

11)CĐ11. Công nghệ protein tái tổ hợp (Recombinant Protein Technology). Khái niệm cơ bản về protein tái tổ hợp; vai trò của protein tái tổ hợp trong nghiên cứu và ứng dụng; các kỹ thuật để tạo ra protein tái tổ hợp; các loại vector và hệ thống biểu hiện protein tái tổ hợp; cải biến protein tái tổ hợp; một số sản phẩm ứng dụng protein tái tổ hợp.

12)CĐ12. Các sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh (Products from Microbial Biotechnology). Vi sinh vật và ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp; các sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh trong lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản; quy trình sản xuất, cơ chế tác động của các sản phẩm vi sinh trong nông nghiệp; đánh giá hiệu quả và tiềm năng ứng dụng của các sản phẩm vi sinh.

13)CĐ13. Công nghệ cao trong sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu(Advanced Techonology in Production of Edible and Medicinal Mushrooms). Khái niệm về công nghệ cao, công nghệ cao trong sản xuất nấm, hệ thống trồng trọt trong nhà chủ động điều tiết khí hậu, Công nghệ nuôi cấy giống nấm dịch thể sản xuất qui mô công nghiệp, Một số mô hình sản xuất nấm thương mại qui mô lớn.

14)CĐ14. Các hoạt chất sinh học trong nấm ăn nấm dược liệu (Active Compounds in Edible and Medicinal Mushrooms). Giá trị dinh dưỡng và dược học của nấm; một số loại nấm dược liệu có chứa nhiều hoạt chất sinh học; Vai trò của các hoạt chất sinh học chính trong nấm; một số phương pháp tách chiết các hoạt chất sinh học trong nấm.

15)CĐ15. Công nghệ Sinh học Nano trong nông nghiệp (Nanobiotechnology in crops): Vai trò của CNSH nano trong nông nghiệp; Một số thành tựu nổi bật của CNSH nano trong trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Hướng ứng dụng và triển vọng của CNSH nano trong nông nghiệp.

16)CĐ16. Công nghệ Sinh học Nano trong bảo quản và chế biến thực phẩm (Nano biotechnology in in food preservation and processing): Vai trò của CNSH nao trong bảo quản và chế biến thực phẩm; Một số thành tựu của CNSH nano trong bảo quản và chế biến thực phẩm; Hướng ứng dụng và triển vọng của CNSH nano trong bảo quản và chế biến thực phẩm.

17)CĐ17. Công nghệ Sinh học Nano trong môi trường (Nano biotechnology in environments): Vai trò của CNSH nao trong môi trường; Một số thành tựu của CNSH nano trong giám sát, bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường, Hướng ứng dụng và triển vọng của CNSH nano trong giám sát, bảo vệ và xử lý môi trường.

18)CĐ18. Công nghệ Sinh học Nano trong Y-Dược (Nano biotechnology in animal husbandry and aquaculture): Vai trò của CNSH nao trong y-dược; Một số thành tựu của CNSH nano trong y-dược (dẫn truyền thuốc hướng đích, phát hiện và điều trị ung thư, sát khuẩn...); Hướng ứng dụng và triển vọng của CNSH nano trong y-dược.

10. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN

10.1. Nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Mỗi NCS phải thực hiện một đề tài luận án dưới dạng nghiên cứu, điều tra, thí nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết, để từ đó nghiên cứu sinh đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới. Đây là các cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ.

- Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.

10.2. Bài báo khoa học

Theo quy định của Bộ GD&ĐT và Học viện: Nghiên cứu sinh phải công bố nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án trong tối thiểu 2 bài báo, trong đó có ít nhất 1 bài đăng trong tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus (hoặc 02 báo cáo đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện (Peer Review) hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện) và có 01 bài đăng ở Tạp chí Khoa học và Phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và phải có ít nhất 01 bài NCS là tác giả chính (đứng đầu).

Danh mục một số tạp chí khoa học

 

TT

Tên tạp chí

Cơ quan xuất bản

1

Các tạp chí KH nước ngoài cấp quốc gia và quốc tế viết bằng 1 trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha.

2

Các tạp chí KH nước ngoài khác do Hội đồng Chức danh giáo sư ngành quyết định (kể cả điểm công trình, không quá 1 điểm)

3

Nông nghiệp và PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4

Khoa học nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

5

Journal of Sciences VNU (tên cũ: Tạp chí Khoa học - KHTN)

Đại học Quốc gia Hà Nội

6

Khoa học

Trường Đại học Cần Thơ

7

Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp

Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh

8

Khoa học

Đại học Huế

9

Công nghệ sinh học

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

10

Khoa học và Công nghệ

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

11

Sinh học

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

12

Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

10.3. Hội thảo khoa học

Nghiên cứu sinh được yêu cầu tham dự và trình bày ít nhất 2 hội thảo khoa học trong nước (khuyến khích tham dự và trình bày hội thảo quốc tế) về các nội dung liên quan đến luận án.

10.4. Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội.

Luận án phải có những đóng góp mới về mặt học thuật, được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành khoa học để phân tích, bình luận các luận điểm và kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án và chứng minh được bằng những tư liệu mới. Tác giả luận án phải có cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình. Khuyến khích nghiên cứu sinh viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh.

Luận án tiến sĩ có khối lượng không quá 150 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh.

Hình thức luận án phải được trình bày theo quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được tiến hành đánh giá qua hai cấp: Cấp Bộ môn và Cấp Học viện.


11. DANH SÁCH ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ tên

Chức danh

Chuyên ngành đào tạo

Đơn vị công tác

I

Học phần bắt buộc

1

SH801

Công nghệ Sinh học và xã hội

3

Đồng Huy Giới

Nguyễn Thị Thúy Hạnh

Nguyễn Thanh Hải

Nguyễn Thị Lâm Hải

PGS.TS

TS

PGS.TS

TS

CNSH

CNSH

CNSH

CNSH

Khoa CNSH

2

SH802

Phân tích hệ OMICS

3

Phan Hữu Tôn

Nguyễn Đức Bách

GS.TS

PGS.TS

DT và SHPT

CNSH

Khoa CNSH


II

Học phần tự chọn(chọn 4 trong 11 học phần)

1

SH810

Chọn giống phân tử

2

Phan Hữu Tôn

GS.TS

DT và SHPT

Khoa CNSH

2

SH811

CNSH trong BVTV

2

Phan Hữu Tôn

GS.TS

DT và SHPT

CNSH

Khoa CNSH

3

SH812

Công nghệ tế bào thực vật

2

Nguyễn Thị Lý Anh

Nguyễn Thị Lâm Hải

Nguyễn Thanh Hải

Đinh Trường Sơn

PGS.TS

TS

PGS.TS

TS

CNSH

CNSH

CNSH

SHPT

Khoa CNSH

4

SH813

Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gen

2

Nguyễn Thị Lý Anh

Nguyễn Thị Lâm Hải

Nguyễn Thanh Hải

Đinh Trường Sơn

PGS.TS

TS

PGS.TS

TS

CNSH

CNSH

CNSH

SHPT

Khoa CNSH

5

SH814

CNVSV trong Nông Nghiệp

2

Nguyễn Văn Giang,

Nguyễn Xuân Cảnh

PGS.TS

TS

DT & CGC

KH sự sống

Khoa CNSH

6

SH815

CNVSV trong Thực phẩm

2

Nguyễn Xuân Cảnh

Nguyễn Văn Giang,

TS

PGS.TS

KhH sự sống

DT & CGCT

Khoa CNSH

7

SH816

Công nghệ vi sinh trongmôi trường

2

Nguyễn Văn Giang,

Nguyễn Xuân Cảnh

PGS.TS

TS

DT & CGC

KH sự sống

Khoa CNSH

8

SH817

Công nghệ lên men trong sản xuất sinh khối nấm dược liệu

2

Nguyễn Thị Bích Thùy

Nguyễn Xuân Cảnh

TS

TS

KH cây trồng

KhH sự sống ƯD

Khoa CNSH

9

SH818

Công nghệ Sinh học Nano - Triển vọng và Ứng dụng

2

Đồng Huy Giới

PGS.TS

CNSH

Khoa CNSH

10

SH819

Công nghệ tế bào người và động vật

2

Nguyễn Hữu Đức

TS

Sinh sản & TTNT

Khoa CNSH

11

SH820

Công nghệ gen người và động vật

2

Nguyễn Hữu Đức

TS

Sinh sản & TTNT

Khoa CNSH


12. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO

12.1. Các phòng thí nghiệm và hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng

Lớp học lý thuyết và các phương tiện nghe nhìn trong phòng: Hệ thống giảng đường và phương tiện hỗ trợ cho đào tạo sau đại học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang sử dụng.

Hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành: Khoa được Học viện đầu tư với nhiều trang thiết bị hiện đại, có độ chính xác cao bao gồm 02 phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học, 03 phòng thí nghiệm chuyên sâu và 01 phòng thí nghiệm do dự án Jica tài trợ, 10 phòng thực hành, thực tập, 05 mô hình tại khu VAC phục vụ cán bộ và sinh viên nghiên cứu khoa học.

Abc Phòng thực hành máy tính: Được chia làm hai nhóm, khu vực do khoa Công nghệ thông tin quản lý và khu vực do khoa Công nghệ sinh học quản lý. Hiện tại, mỗi khu vực có thể cho phép hàng trăm học viên đồng thời thực hành các phần mềm cơ bản và chương trình chuyên ngành. Trong các phòng máy tính này cũng được nối mạng để người học trao đổi và tìm kiếm thông tin trên mạng.

Máy tính cho giảng viên và trợ giảng: Hiện tại các máy tính có thể nối mạng theo cáp và không dây với mạng internet nôi bộ và bên ngoài

12.2. Thư viện

Hệ thống thư viện, phòng đọc và tài liệu học tập: Người học có thể sử dụng hai cơ sở thư viện Lương Định Của và thư viện của Khoa. Hệ thống thư viện mới được nâng cấp về cách tra cứu, mượn và hoàn trả sách và tài liệu một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Thư viện và phòng tư liệu chuyên môn với số lượng sách cập nhật và bổ sung hàng năm rất lớn tài liệu chuyên môn dành riêng cho khối kỹ thuật, trong đó có hàng trăm tài liệu tiếng Anh.

12.3. Giáo trình, Bài giảng

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Tài liệu tham khảo bắt buộc.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1

SH801

Công nghệ sinh học và xã hội

3

1.Bài giảng Công nghệ sinh học và xã hội

2. Hallam Stevens (2016). Biotechnology and Society. University of Chicago Press

2

SH802

Phân tích hệ OMICS

3

1. William Wickner and Randy Schekman (2005). Protein translocation Across Biological Membrances. Science, Vol 310, p: 1452-1456.

1. Robert Schleif (1993). Advanced Genetic Engineering. Genetics and Molecular Biology, 2nd Ed. p: 298-300.

2. Pascal Bittel and Silke Robatzek (2007). Microbe-associated molecular patterns (MAMPs) probe plant immunity. www.science direct, p: 336-340.

2. Corné MJ Pieterse and LC Vanloon. NPR1: the spider in the web of induced resistance signaling pathway (2004). www.science direct.com, p:457-464

2

SH810

Chọn giống phân tử

3

1.Renée S. Arias, Michael D. Netherland, Brian E. Scheffler, Atul Puri and Franck E. Dayan (2005). Molecular evolution of herbiside resistance to phytoene desaturase inhibitor in hydrilla verticillata and its potential use to generate herbiside-resistance crops.

1.Andrew J. Maule, Carole Caranta and Margaret L. Boulton (2007). Sources of natural resistance to plant viruses: Status and prospects. Molecular plant pathology 8(2), 223-231.

1.P.J.G.M. Dewit (2007). How plants recognize pathogens and defend themselves. Cell.Mol.Life.Sci. 64, 2726-2732.

2.Matthew Escobar and Abhaya M. Dandekar. Development of insect resistance in fruit and nut tree crops. Chapter X, pp: 1-24.

2.Jennifer C. Steams, Bernard R. Glick (2003). Transgenic plants with altered ethylene biosynthesis or perception. Biotechnology advances 21, pp: 193-210.

2.Stepphan A. Goff and Harry J. Klee (2006). Plant volatile compounds: Sensory cues for heath and nutritional valua. Science Vol 311, pp: 815-819.

2.Jay J. Thelen and John B. Ohlrogge (2002). Metabolic Engineering of Fatty Acid Biosynthesis in Plants. Metabolic Engineering 4. pp: 12-21.

3

SH811

CNSH trong BVTV

2

1. Molecular basis for the herbicide resistance of Roundup Ready crops. Todd Funke, Huijong Han, Martha L. Healy-Fried, Markus Fischer, and Ernst Schonbrunn. 13010 – 13015/PNAS/August 29, 2006/Vol. 103/No35.

1. Discovery and Directed evolution of a Glyphosate tolerance gene. Linda A. Castle et al. 2004 Science, Vol. 304.

1. Mechanisms of Plant Resistance to viruses. Jennifer L. M. Soosaar et al.

Nature Reviews/Microbiology Volume 3/October 2005/789.

2. Visions and reflections (minireview) How plant recognize pathogens and defend themselves. P.J.G.M. de Wit. Cell. Mol. Life Sci. 64 (2007) 2726-2732.

2. Early molecular events in PAMP-trigged immunity. Cyril Zipfel. (Current Opinion in Plant Biology) 2009, 12: 414-420.

2. NPR1: The Spider in the Web of induced resistance signaling pathways. Corne MJ Pieterse and LC Vanloon. Curren Opinion in Plant Biology 2004, 7: 456-464.

2. Methyl Salicylate is a Critical Mobile Signal for plant systemic acquired resistance. Sang-wook Park, et al. Science 318, 113 (2007).

2. Chapter X: Development of insect resistance in fruit and nut tree crops. Mathew Escobar and Abhaya M. Dandekar; Department of Pomology, 1045 Wickson Hall, University of California Davis 1 Shields Ave. Davis, CA95616 USA.

2. The Use of Push-Pull Strategies in intergrated Pest Managment. Samatha M. Cook, Zeyaur R. Khan, and John A. Pickett. Annu Rev. Entomol. 2007. 52: 375-400.

4

SH812

Công nghệ tế bào thực vật

2

1. Công nghệ nuôi cấy mô, tế bào thực vật- Nguyễn Thị Lý Anh chủ biên

1. Nguyễn Quang Thạch (chủ biên), 2005. Giáo trình Công nghệ sinh học nông nghiệp –, NXB Nông nghiệp.

2. Nguyễn Quang Thạch (Chủ biên), 2009. Cơ sở công nghệ sinh học. Tập 3- Công nghệ sinh học tế bào. NXB giáo dục Việt nam.

2. George E.F., 1993.Plant propagation by tissue culture - second edtion, Exegetics Limited,

Gamborg O.L. and Phillips G.C (Eds), 1995. Plant cell, tissue and organ culture. Fundamental methods. Springer – Verlag Berlin Heidelberg

2. Pieric R. L. M, 1997. In vitro culture of higher plants. Kluwer Academic Publishers,

2. Trigiano R. N. and Gray D.J., 2000. Plant tisue culture concepts and laboratory exercises. CRC, Ramawat K. G. 2008. Plant Biotechnology. S. Chand & Company Ltd. New

5

SH813

Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gen

1. Al-Khayri JM, Jain SM, Johnson DV (2015) Advances in Plant Breeding Strategies: Breeding, Biotechnology and Molecular Tools. Springer International Publishing

1. Jameel M. Al-Khayri, Shri Mohan Jain, Dennis V. Johnson (2015) Advances in Plant Breeding Strategies: Breeding, Biotechnology and Molecular Tools. Springer International Publishing Switzerland 2015

1. Jankowicz-Cieslak J, Tai TH, Kumlehn J, Till BJ (2017) Biotechnologies for Plant Mutation Breeding. Springer International Publishing AG Switzerland

2. Madhusudhana R, Rajendrakumar P, Patil JV (2015) Sorghum Molecular Breeding. Springer India

2. Maria Lusser, Claudia Parisi, Damien Plan, Emilio Rodríguez-Cerezo (2011) New plant breeding techniques. State-of-the-art and prospects for commercial development. Publications Office of the European Union

2. Moose SP, Mumm RH (2008) Molecular Plant Breeding as the Foundation for 21st Century Crop Improvement. Plant Physiology 147: 969-977

2. Oladosu Y, Rafii MY, Abdullah N, Hussin G, Ramli A, Rahim HA, Miah G, Usman M (2016) Principle and application of plant mutagenesis in crop improvement: a review. Biotechnology & Biotechnological Equipment 30: 1-16

2. Shu QY, Forster BP, Nakagawa H (2012) Plant Mutation Breeding and Biotechnology. CAB International and FAO

2. Sikora P, Chawade A, Larsson M, Olsson J, Olsson O (2011) Mutagenesis as a tool in plant genetics, functional genomics, and breeding. Int J Plant Genomics 2011: 314829

2. Varshney RK, Roorkiwal M, Sorrells ME (2017) Genomic Selection for Crop Improvement. Springer International Publishing

2. Zhou M, Kreft I, Woo S-H, Chrungoo N, Wieslander G (2016) Molecular Breeding and Nutritional Aspects of Buckwheat. In M Zhou, I Kreft, S-H Woo, N Chrungoo, G Wieslander, eds, Molecular Breeding and Nutritional Aspects of Buckwheat. Academic Press, pp xxi-xxii

6

SH814

Công nghệ vi sinh trong nông nghiệp

2

1. Microbial Biotechnology in Agriculture and Aquaculture. Ramesh C. Ray. CRC Press. 2006

1. Biocatalysis and Agricultural Biotechnology. Ching T. Hou, Jei-Fu Shaw. CRC Press. 2009

1. Microbial Biotechnology: Fundamentals of Applied Microbiology. Alexander N. Glazer, Hiroshi Nakaido. Cambridge University Press. 2007

1. Microbes and Microbial Technology. Ahmad Iqbal,Ahmad Farah,Pichtel John. Springer-Verlag New York. 2011

2. Microbial Biotechnology: Principles and Applications. Lee Yuan Kun. World Scientific Publishing Company. 2013

2. Handbook of Probiotics and Prebiotics. Lee Yuan Kun, Seppo Salminen. Wiley-Interscience. 2008

2. Biotechnology in Agriculture and Food Processing: Opportunities and Challenges. Parmjit S. Panesar, Satwinder S. Marwaha. CRC Press. 2013

2. Microbial Biotechnology: Progress and Trends. Farshad Darvishi Harzevili, Hongzhang Chen. CRC Press. 2014

7

SH815

Công nghệ vi sinh trong thực phẩm

2

1. Microbial Biotechnology: Fundamentals of Applied Microbiology. Alexander N. Glazer, Hiroshi Nakaido. Cambridge University Press. 2007

1. Microbes and Microbial Technology. Ahmad Iqbal,Ahmad Farah,Pichtel John. Springer-Verlag New York. 2011

2. Microbial Biotechnology: Principles and Applications. Lee Yuan Kun. World Scientific Publishing Company. 2013

2. Food Biotechnology. Anthony Pometto, Kalidas Shetty, Gopinadhan Paliyath, Robert E. Levin. CRC Press. 2005.

2. Biotechnology in Agriculture and Food Processing: Opportunities and Challenges. Parmjit S. Panesar, Satwinder S. Marwaha. CRC Press. 2013

2. Fundamental Food Microbiology. Bibek Ray, Arun Bhunia. CRC Press. 2013

2. Microbial Biotechnology: Progress and Trends. Farshad Darvishi Harzevili, Hongzhang Chen. CRC Press. 2014

2. Beneficial Microbes in Fermented and Functional Foods. Ravishankar Rai V, Jamuna A. Bai. CRC Press. 2014

8

SH816

Công nghệ vi sinh vật môi trường

2

1. Abid Ali Ansari, Sarvajeet Singh Gill, Ritu Gill, Guy R. Lanza, Lee Newman (2015) Phytoremediation: Management of Environmental Contaminants, Volume 2 © Springer International Publishing Switzerland

1. Garima Kaushik (2015). Applied Environmental Biotechnology: Present Scenario and Future Trends. © Springer India 2015

2. Eugene L. Madsen, 2016. Environmental Microbiology: From genomes to Biotechnology. Second edition. ©Published by John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey

2. Lala Behari Sukla, Nilotpala Pradhan, Sandeep Panda, Barada Kanta Mishra, (2015) Environmental Microbial Biotechnology-Springer International Publishing.

2. Márcia Dezotti, Geraldo Lippel, João Paulo Bassin, 2018. Advanced Biological Processes for Wastewater Treatment. © Springer International Publishing AG 2018

2. Naofumi Shiomi (2015). Advances in Bioremediation of Wastewater and Polluted Soil. Published by AvE4EvA

2. Ram Chandra (2015). Advances in biodegradation and bioremediation of industrial waste. © 2015 by Taylor & Francis Group, LLC/

2. Satyanarayana T., Bhavdish Narain Johri Anil Prakash (2012). Microorganisms in Environmental Management. © Springer Science+Business Media B.V. 2012.

2. Surajit Das (2014). Microbial biodegradation and bioremediation Copyright © 2014 Elsevier Inc. All rights reserved

2. Vipin Chandra Kalia, Prasun Kumar, 2017. Microbial Applications. Vol.1. Bioremediation and Bioenergy © Springer International Publishing AG.

9

SH817

Công nghệ lên men trong sản xuất sinh khối nấm dược liệu

2

1. Nguyễn Thị Chính (2011), Hoàn thiện công nghệ sản xuất nấm dược liệu theo hướng công nghiệp để tạo thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, tiểu đường, khối u, ung thư,nâng cao sức khỏe,Báo cáo tổng kết dự án khoa học công nghệ, quỹ phát triển khoa học công nghệ

1. Adebayo-Tayo B.C. and Ugwu E.E. (2011), “Influence of Different Nutrient Sources on Exopolysaccharide Production and Biomass Yield by Submerged Culture of Trametes versicolor and Coprinussp.”, Australian Journal of Biotechnology, 15(2), pp. 63-69.

2. BollaK., GopinathB. V., Shaheen S.Z.and CharyaM.A.S.(2010), “Optimization of carbon and nitrogen sources ofsubmerged culture process for the production ofmycelial biomass and exopolysaccharides byTrametes versicolor”, International Journal for Biotechnology and Molecular Biology Research,1(2), pp.15-21.

2. Fang Q.H., Tang Y.J. and Zhong J.J. (2002), “Significance of inoculation density control in production of polysaccharide and ganoderic acid by submerged culture of Ganoderma lucidum”, Process Biochem, (37), pp. 1375-1379.

2. Gibbs P.A., Seviour R.J. and Schmid F. (2000), “Growth of filamentous fungi in submerged culture: Problems and possible solutions”, Crit. Rev. Biotechnol., (20), pp. 17-48

2. Hamedi A., Vahid H. and Ghanati F. (2007), “Optimization of the medium composition for production of mycelial biomass and exo-polysaccaride by Agaricus blazeiMurill DPPh 131 using response surface methodology”, Biotechnology, 6(4), pp. 456-464

2. Kwon J.S., Lee J.S., Shin W.C., Lee K.E. and Hong E.K. (2009), “Optimization of culture conditions and medium components for the production of mycelial biomass and exo-polysaccharides with Cordyceps militaris in liquid culture”, Biotechnol. Bioprocess. Eng., (14), pp. 756-762.

2. Medany G. M. (2011), “Optimization of Submerged Culture Conditions for Mycelial Biomass Production by Shiitake Mushroom (Lentinus edodes)”, Research Journal of Agriculture and Biological Sciences, 7(4), pp. 350-356.

10

SH818

Công nghệ Sinh học Nano– Triển vọng và Ứng dụng

1. Thimmaiah Govindaraju (2018). Templated DNA Nanotechnology. Pan Stanford Publishing.

1. Christof M. Niemeyer, Chad A. Mirkin (2005). Nanobiotechnology: Concepts, Applications and Perspectives Hardcover.

2. Howbrook DN, van der Valk AM, O'Shaughnessy MC, Sarker DK, Baker SC, Lloyd AW (2003) Developments in microarray technologies. Drug Disc Today 8642-651.

2. Laval JM, Mazeran PE, Thomas D (2000) Nanobiotechnology and its role in the development of new analytical devices. Analyst 125(1): 29-33.

2. Lee SJ, Lee SY (2004) Micro total analysis system (micro-TAS) in biotechnology. Appl Microbiol Biotechnol 64(3): 289-299.

2. Lobenberg R (2003) Smart materials: applications of nanotechnology in drug delivery and drug targeting. Proceedings of the International Conference on MEMS, NANO and Smart Systems, 82-83.

11

SH819

Công nghệ tế bào người và động vật

2

1. Công nghệ tế bào người và động vật (2018). Bài giảng của giảng viên.

1. Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc (2007). Công nghệ sinh học trên người và động vật. NXB Giáo dục&Đào tạo

2. Văn Lệ Hằng (2008). Sinh sản vật nuôi. NXB NN

2. Khuất Hữu Thanh (2010). Cơ sở công nghệ tế bào động vật và ứng dụng. NXB GDVN

2.Bearden, H. Joe,Fuquay, John W.,Willard, Scott T (2007).Applied Animal Reproduction. Prentice Hall. 448 pages.

2. Basant Kumar Sinha, Rinesh Kumar (2008). Principles of Animal Cell Culture: Students Compendium. Lucknow. International Book. 282 pages.

12

SH820

Công nghệ gen người và động vật

2

1. Công nghệ gen người và động vật (2018). Bài giảng của giảng viên.

1. Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc (2007). Công nghệ sinh học trên người và động vật. NXB GD.

2. Praful B. Godkar, Darshan P. Godkar (2014), Textbook of Medical Laboratory Technology (Set of 2 Volumes): Clinical Laboratory Science and Molecular Diagnosis (3rdEdition), Bhalani

2. Khuất Hữu Thanh (2010). Cơ sở công nghệ tế bào động vật và ứng dụng. NXB GDVN.

2.Stacey Glyn,Davis John(2007). Medicines from animal cell culture. Lavoisier. 688 pages.

13. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Thực hiện theo Quy chế, Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

 

 

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: KTX_A1, Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

ĐT: 024.62.617.657 - Email: vpk.cnsh@vnua.edu.vn    Facebook google  Twitter Youtube

Đang trực tuyến:
704

Đã truy cập:
101,983