CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC (ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU)
Mã số: 8 42 02 01
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo trình độ thạc sỹ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Công nghệ sinh học.
Đào tạo thạc sỹ Công nghệ sinh học có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức chuyên môn sâu, có kỹ năng tốt về thực hành, có khả năng làm việc theo nhóm với tư duy độc lập, sáng tạo.
Học viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức: Trang bị cho học viên kiến thức chuyên sâu về công nghệ sinh học, đặc biệt về công nghệ sinh học phân tử. Các học viên sau khi được đào tạo phải có trình độ lý thuyết và kỹ năng thực hành cao.
- Về kỹ năng: Nâng cao kỹ năng thực hành đặc biệt là các kỹ thuật hiện đại của công nghệ sinh học bằng cách tăng giờ thực hành. Các thạc sỹ sau đào tạo sẽ nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, cập nhật những kiến thức về công nghệ sinh học và các ứng dụng của công nghệ sinh học. Từ đó, có thể xây dựng và đề xuất các hướng nghiên cứu, ứng dụng liên quan đến công nghệ sinh học.
- Về năng lực: Có khả năng tham gia giải quyết những vấn đề về công nghệ sinh học và làm việc trong các cơ quan, tổ chức, công ty… có liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học.
2. Chuẩn đầu ra
2.1. Kiến thức
a. Kiến thức chung
1. Vận dụng kiến thức tổng hợp chung để giải quyết hiệu quả các vấn đề của công nghệ sinh học và thực tiễn nghề nghiệp.
b. Kiến thức chuyên môn
2. Phân tích các kiến thức liên quan đến lĩnh vực CNSH để đề xuất và tổ chức thực hiện các nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan.
3. Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành trong việc thu thập, đánh giá, bảo tồn và phát triển nguồn gen sinh vật và chọn tạo giống thích ứng với biến đổi khí hậu và phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bền vững.
4. Phân tích kiến thức cơ sở và chuyên ngành để xây dựng, vận hành các mô hình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ sinh học phù hợp với xu hướng phát triển của Việt Nam và thế giới.
5. Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành để phát triển các chế phẩm sinh học phục vụ trong nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản, môi trường, công nghệ thực phẩm, y dược
2.2. Kỹ năng
a. Kỹ năng chung
6. Vận dụng tư duy phản biện sáng tạo giải quyết các vấn đề trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa kĩ thuật vào thực tiễn sản xuất đạt hiệu quả cao.
7. Giao tiếp đa phương tiện trong các bối cảnh nghề nghiệp một cách hiệu quả; đạt chuẩn tiếng Anh theo qui định của Bộ GD&ĐT.
b. Kĩ năng chuyên môn
8. Lựa chọn các trang thiết bị, qui trình kỹ thuật và công nghệ trong nghiên cứu, quản lý, sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
9. Đề xuất, tổ chức thực hiện có hiệu quả các ý tưởng nghiên cứu phù hợp với sự đa dạng của thực tiễn nghề nghiệp.
10. Tư vấn, chuyển giao sản phẩm, quy trình công nghệ cho khách hàng và đối tác với quan điểm kinh doanh tích cực.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
11. Tuân thủ luật pháp về CNSH và các nguyên tắc về an toàn lao động, đạo đức nghề nghiệp trong môi trường làm việc.
12. Thực hiện trách nhiệm phát triển nền công nghệ sinh học bền vững, nâng cao sức khoẻ cho con người và bảo vệ môi trường.
II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN TUYỂN SINH
1. Đối tượng đào tạo
Công dân Việt Nam và các nước khác có bằng đại học
Ưu tiên cho các đối tượng hiện đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
2. Nguồn tuyển sinh
2.1. Ngành đúng, phù hợp
Sinh học, Công nghệ sinh học, kỹ thuật sinh học, sinh học ứng dụng, Sinh học thực nghiệm.
2.2. Ngành gần
Chăn nuôi, Thú y, Nông học, Hoá sinh, Nuôi trồng thuỷ sản, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Di truyền và chọn giống cây trồng, Công nghệ rau hoa quả - Cảnh quan, Công nghệ thực phẩm, Bảo quản chế biến nông sản, Lâm sinh, Y - dược, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Sư phạm sinh học, Công nghệ sinh học, Công nghệ sau thu hoạch, khoa học môi trường, công nghệ chế biến thủy sản, bệnh học thủy sản, khoa học thủy sản.
2.3. Ngành khác
Các ngành khác.
Các học phần bổ túc kiến thức
TT
|
Tên học phần
|
Số tín chỉ
|
Ngành gần
|
Ngành khác
|
1
|
Sinh học phân tử 1
|
2
|
x
|
x
|
2
|
Sinh học tế bào
|
2
|
x
|
x
|
3
|
Sinh thái vi sinh vật
|
2
|
x
|
x
|
4
|
Sinh học người và động vật
|
3
|
|
x
|
5
|
Thưc hành SHPT 1
|
1
|
|
x
|
6
|
Tiến hóa & đa dạng sinh học
|
3
|
|
x
|
7
|
Miễn dịch học cơ sở
|
2
|
|
x
|
8
|
Kỹ thuật di truyền, Nguyên lý và ứng dụng
|
3
|
|
x
|
9
|
Công nghệ protein-enzym
|
3
|
|
x
|
10
|
Công nghệ nuôi cấy mô và TB thực vật
|
3
|
|
x
|
3. Phương thức tuyển sinh và điều kiện tốt nghiệp
3.1. Phương thức tuyển sinh
Xét tuyển theo Quy chế đào tạo thạc sĩ của Bộ giáo dục và Đào tạo, Quy định hiện hành về đào tạo trình độ thạc sĩ của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
3.2. Điều kiện tốt nghiệp
Theo Quy chế đào tạo thạc sĩ của Bộ giáo dục và Đào tạo, Quy định hiện hành về đào tạo trình độ thạc sĩ của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Tổng số 60 tín chỉ, thời gian đào tạo: 2 năm
2. Cấu trúc chương trình đào tạo
STT
|
Mã HP
|
Tên học phần
|
Số tín chỉ
|
Số tín chỉ dạy trực tiếp
|
Số tín chỉ dạy trực tuyến
|
Học kỳ dự kiến
|
I
|
Học phần bắt buộc
|
30
|
|
|
|
1
|
NLM7001
|
Triết học
|
3
|
3
|
0
|
1
|
2
|
NNA7003
|
Tiếng Anh
|
2
|
2
|
0
|
1
|
3
|
SHO7001
|
Phương pháp nghiên cứu trong sinh học
|
2
|
2
|
0
|
1
|
4
|
SHO7002
|
Sinh học tế bào nâng cao
|
2
|
2
|
0
|
1
|
6
|
SPT7001
|
Sinh học phân tử nâng cao
|
2
|
2
|
0
|
1
|
7
|
SPT7002
|
Tin sinh học nâng cao
|
2
|
2
|
0
|
1
|
8
|
CVS7001
|
Công nghệ lên men
|
2
|
2
|
0
|
1
|
9
|
STV7001
|
Kỹ thuật di truyền nâng cao
|
2
|
2
|
0
|
2
|
10
|
SPT7003
|
Di truyền phân tử nâng cao
|
2
|
2
|
0
|
2
|
11
|
SHO7003
|
Xử lý thống kê trong CNSH
|
2
|
2
|
0
|
2
|
12
|
CVS7002
|
Các hợp chất có hoạt tính sinh học từ vi sinh vật
|
3
|
3
|
0
|
2
|
13
|
SDV7001
|
Công nghệ gen trên người và động vật
|
2
|
2
|
0
|
2
|
14
|
SDV7002
|
Công nghệ y sinh học ứng dụng
|
2
|
2
|
0
|
3
|
15
|
STV7002
|
Cơ chế phân tử tính chống chịu stress ở thực vật
|
2
|
2
|
0
|
3
|
II
|
Học phần tự chọn
|
18/44
|
|
|
|
Tự chọn 1
|
|
|
|
1
|
CVS7003
|
Vi sinh vật học môi trường ứng dụng
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
2
|
SDV7003
|
CNSH trong chọn giống vật nuôi và NTTS
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
3
|
SHO7004
|
Công nghệ sinh học nano
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
4
|
SPT7004
|
Chọn giống phân tử thực vật
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
5
|
SPT7005
|
Bệnh học phân tử thực vật
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
6
|
STV7003
|
Công nghệ mô, tế bào thực vật ứng dụng
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
7
|
SPT7006
|
Tiến hóa phân tử
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
8
|
SPT7007
|
Công nghệ cải biến di truyền trao đổi chất
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
9
|
STV7004
|
Công nghệ cao trong sản xuất cây trồng
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
10
|
STV7005
|
Quản lý, thương mại hóa và sở hữu trí tuệ trong CNSH
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
11
|
NGS7017
|
Công nghệ sinh sản vật nuôi nâng cao
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
12
|
VTN7011
|
Công nghệ vacxin và chế phẩm sinh học
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
13
|
KDT7005
|
Kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định nâng cao
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
14
|
CVS7004
|
Vi sinh vật nội sinh
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
15
|
CVS7005
|
Sinh học Probiotic
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
16
|
CVS7006
|
Màng sinh học từ vi sinh vật
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
17
|
CVS7007
|
Bảo tồn nguồn gen nấm
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
18
|
CVS7008
|
CNSH trong chọn tạo giống nấm
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
19
|
SDV7004
|
Công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
20
|
SDV7005
|
Sinh học phát triển động vật nâng cao
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
21
|
SDV7006
|
Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen động vật
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
22
|
STV7006
|
Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn
|
2
|
2
|
0
|
2-3
|
III
|
Luận văn tốt nghiệp
|
12
|
|
|
|
1
|
CSH7901
|
Luận văn thạc sĩ 1
|
6
|
|
0
|
4
|
2
|
CSH7902
|
Luận văn thạc sĩ 2
|
6
|
|
0
|
4
|
3
|
CSH7903
|
Luận văn bổ sung
|
01
|
01
|
0
|
4
|
|
|
Tổng
|
60
|
|
|
|
Lưu ý: Việc chuyển đổi giữa giảng dạy trực tiếp và trực tuyến sẽ được vận dụng một cách linh hoạt tùy tình hình thực tiễn và phải tuân thủ đúng các quy định hiện hành.