Phân lập các chủng nấm men có khả năng lên men dịch chiết cây Cao lương ứng dụng trong sản xuất xăng sinh học bio – ethanol
Cập nhật lúc 14:06, Thứ năm, 16/07/2020 (GMT+7)
Ngày 18 tháng 9 năm 2019 tại phòng 305 Bộ môn Công nghệ vi sinh – Khoa Công nghệ sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra sermina khoa học “Phân lập các chủng nấm men có khả năng lên men dịch chiết cây Cao lương ứng dụng trong sản xuất xăng sinh học bio – ethanol” do ThS. Phạm Thị Huyền Trang thuộc nhóm nghiên cứu mạnh Công nghệ vi sinh vật ứng dụng trình bày.
Ngày 18 tháng 9 năm 2019 tại phòng 305 Bộ môn Công nghệ vi sinh – Khoa Công nghệ sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra sermina khoa học “Phân lập các chủng nấm men có khả năng lên men dịch chiết cây Cao lương ứng dụng trong sản xuất xăng sinh học bio – ethanol” do ThS. Phạm Thị Huyền Trang thuộc nhóm nghiên cứu mạnh Công nghệ vi sinh vật ứng dụng trình bày.
Trong các nguyên liệu dùng trong sản xuất xăng sinh học, Cao lương (Sorghum bicolor (L.) Moench) là một loại cây trồng tiềm năng nhờ chi phí đầu vào rẻ hơn so với Ngô, Lúa mỳ và Mía. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được 98 chủng nấm men từ 23 mẫu bánh men và bột men có thể sinh trưởng và lên men ethanol trên dịch chiết thân cây Cao lương. Từ 98 chủng này, dựa vào phương pháp sử dụng bình lên men và bình Elgol ba chủng nấm men (L1.3, B9.3, H12A.4) đã được tuyển chọn có khả năng sinh ethanol cao nhất từ dịch chiết thân cây cao lương. Ba chủng nấm men này sinh trưởng và tạo cồn tốt nhất ở nồng độ đường của dịch chiết 150Bx, nhiệt độ lên men 300C, pH6, tỷ lệ tiếp giống 2x107tb/ml, thời gian lên men 72h, hàm lượng cồn thu được đạt trên 9% (w/v), hiệu suất chuyển hóa đường đạt 80%. Khi lên men ở thể tích lớn (1 lít), chủng H12A.4 có khả năng lên men tốt nhất với hàm lượng cồn đạt 8% W/v và hiệu suất chuyển hóa đường lên đến 77,3%, có thể ứng dụng lên men ở quy mô lớn hơn trong sản xuất xăng sinh học từ cây Cao Lương. Ngoài ra, dựa vào đặc điểm hình thái và sinh lý, chúng tôi đã bước đầu xác định 3 chủng nấm men này thuộc chi Saccharomyces.
Sau khi ThS. Phạm Thị Huyền Trang trình bày xong nội dung và kết quả của đề tài, các thành viên tham gia buổi seminar đã thảo luận sôi nổi.
Một số hình ảnh của buổi seminar: