Buổi seminar chuyên đề thường kỳ tại Hội trường B, ngày 6/3/2019 được thực hiện có sự tham gia của các cán bộ và sinh viên khoa Công nghệ sinh học và Nông học. Bài trình bày có chủ đề “Lập bản đồ gen quy định hàm lượng tinh bột khó tiêu ở gạo”.

leftcenterrightdel
 

Báo cáo trình bày tổng quan về tinh bột khó tiêu (Resisistant starch) là phần tinh bột không bị thủy phân bởi enzym tiêu hóa một phần nhỏ được lên men bởi các vi sinh vật tạo ra các chất có lợi cho cơ thể điều đó dẫn tới giúp người sử dụng có thể giảm nguy cơ bị béo phì, phòng chống bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến đường ruột…

Tuy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt trong tình hình tỉ lệ bệnh nhân béo phì và mắc bệnh tiểu đường đang tăng đáng báo động, hiện nay các nghiên cứu chọn tạo giống lúa có hàm lượng tinh bột khó tiêu cao – chỉ số đường huyết thấp ở Việt Nam còn rất hạn chế. Các nghiên cứu di truyền phát hiện các gen mới và chỉ thị ADN để ứng dụng trong các chương trình chọn tạo giống có ý nghĩa to lớn, sẽ thúc đẩy sự ra đời giống lúa mới cho người bị tiểu đường…

leftcenterrightdel
 

Nghiên cứu được tiến hành trên quần thể F2 từ phép lai giữa giống lúa Chiêm Tây và P6 đột biến trong vụ Mùa 2018 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp Bulk Seggregation Analysis với 70 chỉ thị SSR. Kết quả đã phát hiện 1 QTL qRS6 nằm trên vai ngắn của NST số 6 quy định hàm lượng tinh bột khó tiêu, trong đó alen qRS6 từ giống Chiêm tây có khả năng làm tăng hàm lượng tinh bột khó tiêu trong hạt gạo. Các phát hiện mới này là cơ sở khoa học để tiến hành các chương trình chọn tạo giống, hứa hẹn sớm có giống lúa mới có hàm lượng tinh bột khó tiêu cao.