Vào ngày 18/9/2019, tại phòng 202 Hội trường Khoa Công nghệ sinh học, nhóm Nghiên cứu mạnh Công nghệ Enzyme – Protein tái tổ hợp đã tổ chức seminar khoa học với đề tài “Chọn tạo giống lúa có hàm lượng tinh bột khó tiêu cao – thực phẩm cho người bị tiểu đường” do KS.Phan Thị Hiền trình bày và seminar “Khảo sát tập đoàn nguồn gen khoai tây kháng bệnh sương mai bằng chỉ thị phân tử DNA” do ThS. Tống Văn Hải Trình bày. Đến tham dự buổi semimardự có các thành viên của nhóm nghiên cứu mạnh Enzyme - Protein tái tổ hợp, nhóm Lập bản đồ gen mới hữu ích phục vụ chọn tạo giống cây trồng và vật nuôi, cùng toàn thể các thầy, cô giáo và các em sinh viên đang làm khóa luận tại bộ môn Sinh học Phân tử và CNSH ứng dụng.
Trong buổi seminar, KS.Phan Thị Hiền đã trình bày vai trò và tầm quan trọng của một số giống lúa được nghiên cứu trong đề tài và đánh giá được một số dòng/giống lúa có hàm lượng tinh bột khó tiêu cao.Tinh bột khó tiêu cao có chức năng như loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp:Tác dụng lên đường huyết sau bữa ăn và tạo cảm giác no và giúp giảm cân.Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do giải phóng glucose chậm, giảm phản ứng với insulin.Làm tăng axit béo chuỗi ngắn (SCFA), hỗ trợ điều trị viêm ruột, viêm ruột thừa, đại tràng, ung thư đại tràng. Có tác dụng hỗ trợ điều trị: tim mạch, béo phì, loãng xương, tiêu chảy mãn tính.Đề tài khảo sát và đánh giá hàm lượng tinh bột khó tiêu của 50 cá thể F2 từ tổ hợp lai Chiêm Tây và P6ĐB, 2 giống bố mẹ là Chiêm Tây và P6ĐB. Kết quả thu được 6 cá thể F2 (F2-50, F2-52, F2-79, F2-96, F2-103, F2-121) và giống Chiêm Tây có hàm lượng tinh bột khó tiêu cao. Các mẫu giống có hàm lượng tinh bột khó tiêu cao có thể được tiếp tục đánh giá để sử dụng làm thực phẩm chức năng cho bệnh nhân tiểu đường và béo phì.
ThS. Tống Văn Hải đã trình bày vai trò của cây khoai tây trong phát triển kinh tế xã hội. Một giống khoai tây muốn phát triển ổn định ngoài năng suất, chất lượng thì phải có khả năng kháng bệnh tốt, đặc biệt là bệnh mốc sương. Muốn chọn tạo giống kháng bệnh mốc sương thành công thì có được nguồn gen kháng đa dạng, phong phú đóng vai trò quan trong. Qua đó nhóm tác giả đã khảo sát và giá được đặc điểm nông sinh học của 76 mẫu giống khoai tây nhập nội. Kết quả nhận thấy chúng rất đa dạng và phong phú như: đa dạng về kiểu sinh trưởng, đa dạng về thân, hình dạng lá, hoa, củ, màu sắc củ, năng suất. Chọn lọc được 18 giống có tiềm năng năng suất cao. Ứng dụng chỉ thị phân tử ADN đã phát hiện được 5 mẫu giống chứa gen sương mai R1 là PI133713, PI320311, PI230557, PI133619 và PI558139 và 7 mẫu giống chứa gen R3a là PI175419, PI473234, PI234013, PI47307, PI320342, PI338621, PI279278. Lây nhiễm 2 isolate này trên các mẫu giống nghiên cứu nhận thấy tất cả các mẫu giống chứa gen kháng R1 và R3a đều kháng tốt với các Isolate. Đây là nguồn vật liệu vô cùng quý giá trong trương trình chọn tạo giống khoai tây năng suất, kháng bệnh mốc sương.
Sau khi KS.Phan Thị Hiền và ThS. Tống Văn Hải trình bày xong nội dung và kết quả của đề tài, các thành viên tham gia buổi seminar đã thảo luận sôi nổi.
Một số hình ảnh của buổi seminar: