Ngày 8/5/2019 tại hội trường B-nhà Hành chính, khoa Công nghệ sinh học đã tổ chức buổi seminar khoa học trong khuôn khổ sinh hoạt chuyên môn của các nhóm nghiên cứu mạnh. Đến tham dự buổi seminar có Ban chủ nhiệm Khoa Công nghệ sinh học, thành viên của các nhóm nghiên cứu mạnh, giảng viên và sinh viên trong Khoa. Semina khoa học diễn ra với 2 chủ đề: "Đa dạng sinh học các chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa miền Bắc Việt Nam" và "Chế phẩm sinh học trong nông nghiệp hữu cơ"do ThS. Tống Văn Hải, Khoa Công nghệ Sinh học trình bày.

     Với chủ đề “Đa dạng sinh học các chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa miền Bắc Việt Nam” ThS. Tống Văn Hải đã nêu được tính nguy hiểm của bệnh qua đó tác giả đã đi thu thập mẫu bệnh ở 19 tỉnh thành trồng lúa miền Bắc Việt Nam và phân lập được 62 isolate vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa. Lây nhiễm 62 isolate trên 11 dòng lúa đẳng gen chứa các gen kháng bệnh khác nhau tác giả đã phân 62 isolate thành 7 nhóm chủng. Đó là các nhóm chủng 2A, 3A, 4, 5A, 7, 11 và 12, trong đó nhóm chủng 5A và 3A là 2 chủng phổ biến, có mặt hầu hết ở các vùng trồng lúa, chủng 12 có độc tính mạnh nhất. Qua đó tác giả cũng vẽ được sơ đồ phân bố của 7 chủng và chỉ ra gen kháng hữu hiệu đối với các chủng là gen kháng xa5 và Xa7, gen Xa4 và Xa21 kháng và. Đầy là dữ liệu quý giá cho các nhà chọn tạo giống lúa cũng như các công ty phát triển giống lúa sử dụng trong lĩnh vực của mình.

     Với chủ đề "Chế phẩm sinh học trong nông nghiệp hữu cơ" ThS. Tống Văn Hải đã nêu ra những nhược điểm và những nguy hại trong canh tác sử dụng phân hóa học và thuốc Bảo vệ thực vật hóa học. Để khắc phục những nguy hại đó thì con đường canh tác hữu cơ là con đường hiệu quả và an toàn nhất. Trong đó chế phẩm sinh học nông nghiệp là chìa khóa dẫn đến thành công trong canh tác hữu cơ. Trong canh tác hữu cơ tác giả đã chia chế phẩm thành 3 nhóm. (1). Nhóm chế phẩm Kiểm soát và bảo vệ cây trồng, bao gồm: Chế phẩm phòng, trừ sâu bệnh sinh học; Chế phẩm trừ cỏ sinh học. (2). Nhóm chế phẩm Cải tạo đất và chuyển hóa môi trường đất và nước, bao gồm: Chế phẩm cải tạo đất; Chế phẩm ủ phân hữu cơ và xử lý môi trường ô nhiễm. (3). Nhóm chế phẩm sinh học dinh dưỡng cây trồng, bao gồm: Chế phẩm vi sinh vật (chứa các vi sinh vật cố định đạm, phân giải phospho, kali, xenlulo…”; Chế phẩm phân bón hữu cơ vi sinh. Hiện tại và tương lai, nền nông nghiệp hữu cơ là nền nông nghiệp bền vững, và sự bền vững ấy không thể thiếu sự đồng hành của chế phẩm sinh học trong canh tác hữu cơ.

     Sau phần trình bày của ThS. Tống Văn Hải, các thành viên tham dự đã có những thảo luận sôi nổi xoay quanh hai chủ đề này. Buổi seminar đã cung cấp thêm nhiều kiến thức mới, chuyên sâu làm cơ sở để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo của các thành viên đặc biệt là các em sinh viên chuẩn bị làm khóa luận tốt nghiệp.

    Một số hình ảnh tại buổi seminar

leftcenterrightdel
Các thành viên tham dự buổi seminar khoa học 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 ThS. Tống Văn Hải trình bày seminar