Ngày 06 tháng 10 năm 2021, nhóm nghiên cứu mạnh “Công nghệ sinh học nano và công nghệ gen-protein tái tổ hợp” – Khoa Công nghệ sinh học đã tổ chức thành công buổi seminar sinh hoạt chuyên môn với các chuyên đề sau:

Chuyên đề 1: “Đánh giá đa dạng nguồn gen gà Chín cựa dựa trên trình tự nucleotide vùng D-loop” do TS. Trần Thị Bình Nguyên trình bày.

Chuyên đề 2: “Đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen VIPR1 với khả năng sinh sản ở gà Liên minh” do KS. Phạm Thu Giang trình bày.

Tham dự buổi seminar là sự góp mặt của các thầy/cô trong nhóm nghiên cứu mạnh cùng giảng viên, cán bộ trong khoa.

Mở đầu buổi seminar là bài trình bày của TS. Trần Thị Bình Nguyên về “Đánh giá đa dạng nguồn gen gà Chín cựa dựa trên trình tự nucleotide vùng D-loop. Sử dụng trình tự 1050 nucleotide vùng D-loop để đánh giá mức độ đa dạng nguồn gen gà Chín Cựa, đây là giống gà nhiều ngón (5-9 ngón) với số lượng ngày càng giảm và đã được bảo tồn tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy rằng, gà Chín Cựa có mức độ đa dạng haplotype 0,867± 0,129. Tất cả các mẫu gà Chín Cựa nghiên cứu đều phân bố trên nhánh E, đây là nhánh phân bố khá phổ biến của các giống gà bản địa Việt Nam, gà bản địa Trung Quốc và các giống gà bản địa Đông Nam Á. Gà Chín cựa phân bố trên cùng một nhánh, kết quả này khá tương đồng với một số giống gà ở Trung Quốc (Giống gà Henan cockfighting, Langshan) khi số lượng các giống gà này còn rất ít và được nuôi quy mô nhỏ tại các vùng quê hay các trung tâm nghiên cứu với mục đích bảo tồn.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Tiếp theo kỹ sư Phạm Thu Giang trình bày Nội dung nghiên cứu về “Đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen VIPR1 với khả năng sinh sản ở gà Liên minh”. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá trên 90 cá thể gà mái Liên Minh. Các chỉ tiêu kiểu hình được theo dõi trong 20 tuần đẻ trứng, mẫu ADN được tách chiết từ máu lấy từ  các cá thể được theo dõi, kết quả phân tích tần số kiểu gen CC, CT, TT tại locus VIPR1/1715301 lần lượt là: 0.39; 0.53; 0.08; tại locus VIPR1/1704887 lần lượt là: 0.26; 0.73; 0.01. Cá thể có kiểu gen CC, CT, TT tại gen VIPR1/1715301 có tuổi bắt đầu đẻ trứng (ngày) lần lượt là: 189.77 ± 7.12; 185.58 ± 8.29; 178.29 ± 5.65, tại gen VIPR1/1704887 là: 187.87 ± 8.71; 186.24 ± 8.14; 185.00. Có số lượng trứng trung bình tại gen VIPR1/1715301 lần lượt là: 41.94 ± 4.15; 44.25 ± 5.09; 48.86 ± 5.64, tại gen VIPR1/1704887 lần lượt là: 45.26 ± 5.96; 43.03 ± 4.56; 53. Kết quả cho thầy gen VIPR1/1715301 có liên quan tới tính trạng sản xuất trứng ở gà Liên Minh có độ tin cậy P<0.05.

leftcenterrightdel
Hình ảnh sản phẩm PCR-RFLP đoạn gen VIPR1/1715301 
leftcenterrightdel

 TT: 486 bp; CT: 486/310/176 bp ; CC: 310/176 bp

 Giải trình tự nucleotide các kiểu gen VIPR1/TaqI

Sau phần trình bày của các báo cáo viên, thành viên tham dự buổi seminar đã có những thảo luận sôi nổi xoay quanh các chủ đề. Buổi seminar đã cung cấp thêm nhiều kiến thức mới, chuyên sâu làm cơ sở để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo của các thành viên.