SEMINAR KHOA HỌC NHÓM NCM – KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

         Vào lúc 9h sáng ngày 5/6/2019, tại phòng hội thảo 202, Khoa Công nghệ sinh học, Học viện nông nghiệp Việt Nam, nhóm Nghiên cứu mạnh Vi sinh vật ứng dụng đã tổ chức seminar khoa học với đề tài “Xác định và nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng nấm gây bệnh Panama trên chuối” do ThS. Nguyễn Thanh Huyền trình bày. Tham dự buổi semimar có các thành viên của nhóm Nghiên cứu mạnh và các thầy cô của Khoa Công nghệ sinh học cũng như các em sinh viên đang làm khóa luận tại bộ môn CNVS. Trong buổi seminar, Ths. Nguyễn Thanh Huyền đã trình bày vai trò và tầm quan trọng của một số chủng xạ khuẩn được sử dụng trong việc phòng chống những tác hại do nấm gây bệnh Panama trên chuối. Từ đó có thể tìm ra biện pháp có thể làm tăng năng suất và chất lượng chuối cung cấp cho người dân. Các chủng xạ khuẩn được phân lập từ các mẫu đất của Hà Nội và Nghệ An. Sàng lọc khả năng đối kháng với nấm gây bệnh Panama của 10 chủng xạ khuẩn phân lập được, thu được 4 chủng xạ khuẩn HN5, HN6, NA1, NA3 có hoạt tính đối kháng. Từ 4 chủng xạ khuẩn này, chúng tôi đã lựa chọn được 2 chủng HN6 và NA1 có thể đối kháng với nấm Fusarium sp. gây bệnh Panama mạnh nhất và nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, sinh hóa của chúng, các điều kiện ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của chủng HN6 và NA1. Kết quả: Chủng HN6 có khả năng sinh trưởng tốt ở 30oC, pH 7-8, chịu nồng độ muối đến 5%, sinh enzyme: amylase, cellulose, protease, và có khả năng sử dụng các nguồn cacbon khác nhau (D-glucose, Saccharose, D-xylose, rhamnose, raflinose; Chủng NA1 có khả năng sinh trưởng tốt ở 30oC, pH 7-8, chịu nồng độ muối đến 7% và sử dụng các nguồn cacbon khác nhau (D-glucose, Sacchrose, I-inositol, Mannitol, Rafinose, Lactose), và có khả năng sinh enzyme ngoại bào: amylase, cellulose.

Sau khi ThS. Nguyễn Thanh Huyền trình bày xong nội dung và kết quả của đề tài, các thành viên tham gia buổi seminar đã thảo luận sôi nổi.

Một số hình ảnh của buổi seminar:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel