Công nghệ nuôi trồng nấm sò (Pleurotus spp) trên cơ chất tổng hợp từ nguyên liệu rơm rạ tươi
Cập nhật lúc 08:22, Thứ tư, 15/07/2020 (GMT+7)
Việc trồng nấm sò (Pleurotus spp) theo kỹ thuật truyền thống trên cơ chất rơm rạ khô, vỏ bông, mùn cưa có nhiều bất cập là việc thu gom và làm khô rơm rạ sẽ mất nhiều công, qua đó gián tiếp làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả kinh tế… Từ năm 2015, Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai đề tài “Nghiên cứu công nghệ nuôi trồng nấm sò (Pleurotus spp) trên cơ chất tổng hợp đối với nguyên liệu rơm rạ tươi” do TS. Nguyễn Thị Lâm Hải chủ trì. Sau thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đã hoàn thiện “Công nghệ nuôi trồng nấm sò (Pleurotus spp) trên cơ chất tổng hợp từ nguyên liệu rơm rạ tươi”.
Việc trồng nấm sò (Pleurotus spp) theo kỹ thuật truyền thống trên cơ chất rơm rạ khô, vỏ bông, mùn cưa có nhiều bất cập là việc thu gom và làm khô rơm rạ sẽ mất nhiều công, qua đó gián tiếp làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả kinh tế… Từ năm 2015, Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai đề tài “Nghiên cứu công nghệ nuôi trồng nấm sò (Pleurotus spp) trên cơ chất tổng hợp đối với nguyên liệu rơm rạ tươi” do TS. Nguyễn Thị Lâm Hải chủ trì. Sau thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đã hoàn thiện “Công nghệ nuôi trồng nấm sò (Pleurotus spp) trên cơ chất tổng hợp từ nguyên liệu rơm rạ tươi”. Đây là quy trình tương đối dễ áp dụng, hiệu quả đối với những cơ sở làm nấm gần với ruộng cấy để giảm bớt được chi phí vận chuyển rơm rạ tươi, tiết kiệm được công phơi rơm, tránh được việc đốt rơm gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Bước đầu nhóm tác giả đã chuyển giao thử nghiệm cho một số địa phương như Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh. Kết quả cho thấy, nuôi trồng nấm sò PN1 trên giá thể tổng hợp thu lãi trung bình 2.194.000 đồng/tấn nguyên liệu rơm rạ tươi và tăng hiệu quả 20% so với quy trình truyền thống.
Ngày 30/01/2018, Hội đồng khoa học của Học viện đã họp đánh giá kết quả thực hiện đề tài và đề nghị công nhận quy trình công nghệ nuôi trồng nấm sò (Pleurotus spp) trên cơ chất tổng hợp từ nguyên liệu rơm rạ.
Thông tin quy trình liên hệ: TS. Nguyễn Thị Lâm Hải – Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ban Khoa học và Công nghệ