Theo: Shu Ting Liang, Lin Ting Liang, Joseph M Rosen (2021) COVID-19: a comparison to the 1918 influenza and how we can defeat it. http://dx.doi.org/10.1136/postgradmedj-2020-139070

Ngày đăng: 09/02/2021

Vui lòng ghi rõ nguồn https://cnsh.vnua.edu.vn/ khi đăng lại nội dung này

So sánh giữa COVID-19 và bệnh cúm 1918

Đầu tiên, nhóm độ tuổi bị nhiễm bệnh khác nhau. Bệnh cúm năm 1918 gây tử vong số lượng không đều những các nhóm tuổi bao gồm cả những người 25–40 tuổi, trong khi COVID-19 chủ yếu gây bệnh nặng cho những người trên 65 tuổi, đặc biệt là những người có bệnh nền.[2][5]

Tỷ lệ tử vong do bệnh cúm 1918 lên đến 8% –10% ở nhóm tuổi 25-40 trong khi tỉ lệ tử vong trung bình chung là 2,5% ; ở COVID19, tỷ lệ tử vong của nhóm tuổi 25–40 chỉ là 0,2% so với tỷ lệ tử vong chung là 2,4%. Nhóm tuổi 25–40 chiếm 40% số ca tử vong do đại dịch cúm năm 1918 so với những người trong độ tuổi 18–44 chỉ chiếm 3,9% số ca tử vong do COVID-19 [2][5].

Tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai bị cúm 1918 là 23% –37% và 26% ở những phụ nữ sống sót nhưng bị mất con, còn tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai với COVID-19 vẫn chưa rõ[2][7]. Bệnh cúm 1918 gây ra biểu hiện bệnh cấp tính ở 25% –30% dân số thế giới, với hơn 50 triệu ca tử vong, trong khi COVID-19 đã lây nhiễm cho gần 55 triệu người cho đến nay, với 1,3 triệu ca tử vong.[2][5]

leftcenterrightdel
 

Thứ hai, hai loại dịch bệnh gây tử vong bằng các cơ chế khác nhau. Những người mắc cúm 1918 chết vì viêm phổi do vi khuẩn thứ phát, những người bị COVID-19 chết do phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức dẫn đến suy đa tạng [2][8]. Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) có thể phát triển trong cả hai trường hợp. Trong trường hợp ca biến chứng của bệnh cúm 1918, ARDS gây tử vong 100% so với tỷ lệ tử vong 53,4% do biến chứng của COVID-19[2][9]

Tác động kinh tế dự kiến của COVID-19 đối với nền kinh tế Mỹ là làm giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 5,76– 6,17 nghìn tỷ USD, dựa trên Xếp hạng của Fitch và GDP của Mỹ theo Ngân hàng Thế giới. Dữ liệu kinh tế trong đại dịch năm 1918 rất hiếm, riêng trường hợp của Mexico có báo cáo thiệt hại lên đến 9 tỷ đô.

Chẩn đoán, điều trị và vaccine đã bị trì hoãn trong cả hai trường hợp. Các quốc gia đã phát triển các xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 khác nhau, do đó không thể hoàn toàn tin cậy vào xét nghiệm ban đầu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Hiện tại, không có phương pháp điều trị COVID-19 nào được phê duyệt một cách rộng rãi, các loại thuốc kháng virus như remdesivir, kháng thể và thuốc ức chế interleukin 33 còn đang trong quá trình nghiên cứu. Năm 1918, ban đầu trích máu được sử dụng như một phương pháp làm giảm các triệu chứng.[2]

Năm 1917, Bác sĩ Rufus Cole, Oswald Avery và Alphonse Dochez, đã phát triển và thử nghiệm một loại vaccine chống viêm phổi do phế cầu khuẩn tuýp I, II và III. Khi tiêm vaccine cho 12000 quân nhân trên Long Island, và không binh sĩ được tiêm chủng nào bị bệnh viêm phổi so với 1 nhóm đối chứng gồm 19000 binh sĩ không được tiêm thì có 101 người bị nhiễm bệnh [2]. Tình trạng thiếu hụt và khủng hoảng vaccine và thuốc điều trị đều xảy ra ở 2 đại dịch trên quy mô toàn cầu.

Về thời gian xuất hiện và nguồn gốc, có nhiều tranh cãi về nguồn gốc của cả hai loại virus và cả hai đại dịch đều xảy ra theo nhiều đợt bùng phát. Bệnh cúm năm 1918 kéo dài 25 tháng, và có thể có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, Pháp hoặc Hoa Kỳ.[3][4]. COVID-19 có nguồn gốc ở Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, nhưng nó có nguồn gốc ở chợ hải sản hay thoát ra từ  Viện Virus học Vũ Hán còn đang là chủ đề gây tranh cãi.

Tóm lại, cả đại dịch COVID-19 và dịch cúm 1918 đều gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến các quan hệ quốc tế và gây ra những khó khăn trong chẩn đoán, điều trị và phát triển vaccine. Các đại dịch khác nhau chủ yếu ở nhóm dân số có nguy cơ cao nhất và tử vong. Dịch cúm năm 1918 ảnh hưởng đến gần một nửa số quốc gia và nhóm dễ bị tổn thương nhất là người lớn khỏe mạnh từ 25 tuổi đến 40 tuổi, trong khi COVID-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia và nhóm dễ bị tổn thương nhất là người lớn trên 65 tuổi với bệnh nền. Nạn nhân của bệnh cúm năm 1918 hầu hết chết vì viêm phổi do vi khuẩn thứ phát, trong khi nạn nhân của COVID-19 phần lớn chết do phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức dẫn đến suy đa tạng. Những điểm khác biệt chính giữa các đại dịch được nêu trong bảng.

Tóm tắt những điểm khác biệt chính: COVID-19 so với bệnh cúm năm 1918

leftcenterrightdel
 

Những tiến bộ công nghệ sinh y mới trong điều trị bệnh nhân COVID19

Những so sánh và đối chiếu giữa 2 loại virus này rất quan trọng để hiểu và dự đoán những tác động lâu dài của đại dịch COVID-19 hiện nay. Số lượng ca tử vong do COVID19 ít hơn có thể là kết quả của những tiến bộ trong lĩnh vực y tế trong thế kỷ qua, chẳng hạn như các thiết bị chẩn đoán, máy oxy hóa qua màng ngoài cơ thể ECMO, sự chia sẻ dữ liệu về genome, các công nghệ mới trong phát triển vaccine cho phép sản xuất không hạn chế số lượng liều tiêm. 

Hiện nay CNSH cho phép chúng ta có hiểu biết rõ rang hơn về những bí ẩn của loại virus SAR CoV-2 này. Tiên lượng tử vong khi bệnh nhân nhập khoa Hồi sức tích cực hiện nay rất xấu, tỷ lệ tử vong cao và nếu hồi phục thì nguy cơ tổn thương phổi vĩnh viễn rất cao. Bằng cách nghiên cứu từng nucleotide của positive-sense mRNA chúng ta có thể tiên lượng tình trạng của bệnh nhân từ đó chuẩn bị tốt hơn trong điều trị.

Đã qua hơn 100 năm từ đại dịch cúm 1918, thế giới lại trong 1 cuộc chạy đua với virus SAR CoV-2 nhưng các công nghệ sinh học tiến tiến trong thế kỷ 21 đã tiến bộ rất nhiều. Rất khó có thể nói trước được trận chiến này sẽ kéo trong bao lâu nhưng với các thành tựu của các ngành sinh-y học kết hợp với các chính sách giãn cách xã hội, chúng ta sẽ giành thắng lợi. Hãy hy vọng rằng chúng ta có thể chiến thắng trong cuộc chiến chống lại loại virus này.

 

*** Tiến sĩ Andrew Price Smith

Bài báo này để ghi nhận đóng góp của tiến sĩ Andrew Price Smith trong việc nâng cao nhận thức của thế giới trước các nguy cơ mất an toàn trong y tế toàn cầu. Andrew là một học giả hàng đầu về an ninh y tế toàn cầu đã được nhận Giải thưởng An ninh Y tế Toàn cầu của Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế, nay đã được đổi tên thành Giải thưởng Sách Andrew Price-Smith.

Quyển sách nổi tiếng nhất của ông với tiêu để “Contagion and Chaos: Disease, Ecology, and National Security in the Era of Globalization” xuất bản năm 2008. Nội dung của quyển sách đã phân tích sâu rộng về tác động của dịch cúm năm 1918 và tác giả là người đầu tiên điều tra thông tin từ Cơ quan lưu trữ bệnh cúm 1918 của Áo để chứng minh rằng virus đã tấn công quân đội phe Trục trước khi tới lượt phe Đồng minh, điều này đã buộc Kaiser (Hoàng đế cuối cùng của Đế quốc Đức-Phổ) phải lựa chọn hòa bình bằng cách thoái vị trong chiến tranh thế giới thứ 1.

leftcenterrightdel
 

leftcenterrightdel
 
 

Dịch: Đào Thị Mỹ Hoa

Biên tập: NVK, ĐQS, NQT

Tài liệu tham khảo

1. Bassareo PP, Melis MR, Marras S, et al. Học hỏi từ quá khứ trong kỷ nguyên COVID-19: tìm hiểu lại về cách ly, các đại dịch trước đây, nguồn gốc của các bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia, và đạo đức trong y học.

Postgrad Med J 2020; 96: 633–8.doi: 10.1136 / postgradmedj-2020-138370

pmid: http: //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/32907877

2. Barry JM. Đại dịch cúm. New York: Penguin Books, 2005.

3. Yang W, Petkova E, Shaman J. Đại dịch cúm năm 1918 ở Thành phố New York: thời gian cụ thể, tỷ lệ tử vong và động lực truyền bệnh.

Các loại virus gây bệnh cúm khác 2014; 8: 177–88.doi: 10.1111 / irv.12217

pmid: http: //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24299150

4. Nunes B, Silva S, Rodrigues A, et al. Đại dịch cúm 1918-1919 ở Bồ Đào Nha: phân tích khu vực về tác động tử vong.

Am J Epidemiol 2018; 187: 2541–9.doi: 10.1093 / aje / kwy164

pmid: http: //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/30099487 PubMedGoogle Scholar

5. Worldometers. Coronavirus age, sex, demographic (COVID-19), 2020.

https://www.worldometers.info/coronavirus/coronavirus-age-sex-demographics/

6. McCarthy N. Infographic: Những quốc gia nào đã thoát khỏi coronavirus cho đến nay? 2020. https://www.statista.com/chart/21279/countries-that-have-not-reported-coronavirus-case/

7. D'Ambrosio A. Sảy thai và tử vong ở mẹ đối với bệnh nhân COVID-19 mang thai, năm 2020: https://www.medpagetoday.com/infosystemdisease/covid19/86261

8. YC W, Ching-Sung C, Yu-Jiun C. Sự bùng phát của COVID-19.

Tạp chí Hiệp hội Y khoa Trung Quốc 2020; 83: 217–20.

9. Wu C, Chen X, Cai Y, et al. Các yếu tố rủi ro liên quan đến hội chứng suy hô hấp cấp tính và tử vong ở bệnh nhân viêm phổi do virus coronavirus 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc.

JAMA Intern Med 2020; 180: 934. doi: 10.1001 / jamainternmed.2020.0994

pmid: http: //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/32167524

10. Lopez-Rincon A, Alberto T, Lucero MM. Một đột biến sai nghĩa trong SARS-Cov-2 có khả năng phân biệt giữa các trường hợp không có triệu chứng và có triệu chứng 2020.