Sáng ngày 15/10/2019, tại Hội trường B, các nhóm nghiên cứu mạnh thuộc  khoa Công nghệ Sinh họcHọc viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Công nghệ Sinh học Nông nghiệp” lần thứ 2, năm 2019. Đây là một diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ kết quả nghiên cứu mới và thảo luận cơ hội hợp tác với các nhóm nghiên cứu mạnh của khoa Công nghệ Sinh học. 

Tham dự Hội thảo có GS.TS. Phạm Văn Cường – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện, PGS.TS. Nguyễn Đức Bách – Trưởng khoa Công nghệ Sinh học, TS. Trần Hiệp – Phó Trưởng ban Khoa học và Công nghệ cùng các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ Sinh học, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Vật liệu, Đại học Y tế Công cộng, công ty TNHH Bio-Floc, thành viên các nhóm nghiên cứu mạnh khoa Công nghệ Sinh học và gần 50 cán bộ, viên chức, sinh viên của Khoa.

leftcenterrightdel
 

GS.TS. Phạm Văn Cường – Phó Giám đốc Học viện phát biểu chào mừng Hội thảo


Phát biểu chào mừng Hội thảo, GS.TS. Phạm Văn Cường nhấn mạnh: Hội thảo “Công nghệ Sinh học Nông nghiệp” là cơ hội để các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học có dịp giới thiệu, trao đổi kết quả nghiên cứu khoa học và kiến thức về công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp với cộng đồng các nhà khoa học. Hội thảo cũng là dịp để các nhà quản lý, nhà nghiên cứu nhìn lại những thành tựu nghiên cứu về công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua. 

Giáo sư mong muốn, trong thời gian tới, hoạt động nghiên cứu của khoa Công nghệ Sinh học nói chung cũng như nhóm nghiên cứu mạnh của Khoa nói riêng sẽ có nhiều thành tựu mới, ứng dụng vào thực tiễn; xây dựng diễn đàn để các cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học trao đổi thông tin ý tưởng và hợp tác nghiên cứu.

leftcenterrightdel
 

Hội thảo “Công nghệ Sinh học Nông nghiệp” là một diễn đàn trao đổi thiết thực cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Đức Bách – Trưởng khoa Công nghệ Sinh học nhấn mạnh: Hiện nay, công nghệ sinh học được xem là một trong những trụ cột chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác động sâu sắc và rộng rãi đến đời sống xã hội và sản xuất, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của các quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. 

Trong xu thế thế giới hướng tới phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế nền tảng sinh học, công nghệ sinh học ngày càng đóng vai trò quan trọng và được kì vọng là một trong những nhân tố quyến định sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghệ sinh học, đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu của công nghệ sinh học trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến thực phẩm… 

Hội thảo “Công nghệ Sinh học Nông nghiệp” lần thứ 2, năm 2019 là một diễn đàn thiết thực để các nhà nghiên cứu, nhà khoa học ngành Công nghệ Sinh học trao đổi thông tin, những kết quả nghiên cứu mới nhất, tìm kiếm cơ hội hợp tác, nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, đặc biệt là ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.

leftcenterrightdel
 

GS.TS. Phan Hữu Tôn trình bày báo cáo đề tài “Nghiên cứu phục tráng và đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá 3 giống lúa nếp cẩm đặc sản: Blau cẩm, Khẩu lếch và Khẩu cảng vùng Tây Bắc”


Hội thảo “Công nghệ Sinh học Nông nghiệp” lần thứ 2, năm 2019 đã nhận được gần 30 bài báo khoa học, poster từ các nhà khoa học cùng nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn cao do giảng viên và sinh viên khoa Công nghệ Sinh học nghiên cứu sản xuất. Chương trình Hội thảo gồm hai phiên, với 16 tham luận từ các khách mời, giảng viên, thành viên nhóm nghiên cứu mạnh khoa Công nghệ Sinh học.

leftcenterrightdel
 

Đề tài “Nghiên cứu khả năng tích lũy carotenoid của 2 chủng tảo lục Scenedesmus sp.” do PGS.TS. Nguyễn Đức Bách trình bày


Kết thúc Hội thảo “Công nghệ Sinh học Nông nghiệp” lần thứ 2, năm 2019, PGS.TS. Nguyễn Đức Bách – Trưởng khoa Công nghệ Sinh học gửi lời cảm ơn chân thành đến các đại biểu, khách mời, giảng viên và sinh viên đã tham dự chương trình. Công nghệ sinh học không chỉ hỗ trợ đắc lực cho nông nghiệp, mà còn góp phần quan trọng trong lĩnh vực thực phẩm, sức khỏe qua các phương pháp kỹ thuật chuyên ngành như phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm, bảo quản thực phẩm… Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong hội thảo đều có giá trị thực tiễn, có thể hoàn thiện hơn nữa để ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. 

leftcenterrightdel
 

Quý vị đại biểu, các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên chụp ảnh lưu niệm

 

Một số hình ảnh tại hội thảo:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 


Lan Hương – TT QHCC&HTSV

Ảnh: Minh Tuân – TT QHCC&HTSV