Hội thảo " Công nghệ sinh học vi tảo: Thực trạng, tiềm năng và các sản phẩm có nguồn gốc từ vi tảo"
Cập nhật lúc 15:01, Thứ tư, 15/07/2020 (GMT+7)
Sáng ngày 19/5/2018, tại Hội trường B, Khoa Công nghệ sinh học, Học viện nông nghiệp Việt Nam có tổ chức hội thảo " Công nghệ sinh học vi tảo: Thực trạng, tiềm năng và các sản phẩm có nguồn gốc từ vi tảo" do GS.TS. Trịnh Đình Kim chủ trì.
Sáng ngày 19/5/2018, tại Hội trường B, Khoa Công nghệ sinh học, Học viện nông nghiệp Việt Nam có tổ chức hội thảo " Công nghệ sinh học vi tảo: Thực trạng, tiềm năng và các sản phẩm có nguồn gốc từ vi tảo" do GS.TS. Trịnh Đình Kim chủ trì.
Đến tham dự hội thảo về phía Học viện có TS. Trần Hiệp- phó Ban KHCN, PGS.TS. Nguyễn Đức Bách-Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Phụ trách trung tâm nghiên cứu và phát triển CNSH Vi tảo cùng các cán bộ, giảng viên trong Khoa. Về phía các doanh nghiệp có đại diện công ty CP CNSH Bảo Khang, công ty TNHH Đầu tư - Phát triển và ƯD CNSH ADB, công ty ITP pharma và các chuyên gia hàng đầu về vi tảo như GS.TS. Sammy Boussiba, GS.TS. Đặng Đình Kim, GS.TSKH. Dương Đức Tiến, PGS.TS. Đặng Diễm Hồng.
Tại hội thảo, có 08 báo cáo được trình bày xoay quanh các vấn đề về nuôi trồng và ứng dụng của vi tảo. Đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như các đơn vị đang trực tiếp sản suất. Hội thảo đặc biệt quan tâm đến vi tảo Spirulina, đã có mặt ở Việt Nam từ năm 1972, vi tảo là nguồn nguyên liệu quý, có tính ứng dụng cao từ rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên đến tận thời điểm hiện tại, việc ứng dụng vi tảo vào các sản phẩm thực tế tại nước ta vẫn đang còn gặp nhiều thách thức do giá thành cao rất khó cạnh tranh với nguồn tảo từ Trung Quốc.
Buổi hội thảo còn giới thiệu về mô hình nuôi vi tảo tại Khoa CNSH, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kết thúc buổi hội thảo, các nhà khoa học và các doanh nghiệp đều có thêm những kinh nghiệm và kiến thức quý giá trong việc nghiên cứu và ứng dụng nguồn nguyên liệu vi tảo. Buổi hội thảo hứa hẹn sẽ mang lại nguồn nguyên liệu vi tảo chất lượng và các sản phẩm vi tảo có tính ứng dụng cao, được thị trường tiếp nhận.
Một số hình ảnh tại buổi hội thảo: