Nhằm mục đích gặp gỡ, trao đổi, trình bày các kết quả, thành tựu nghiên cứu mới nhất về lĩnh vực Công nghệ sinh học, ngày 22 tháng 10 năm 2021, nhóm nghiên cứu mạnh “Công nghệ sinh học nano và công nghệ gen-protein tái tổ hợp” – Khoa Công nghệ sinh học đã tổ chức buổi làm việc với chuyên gia về lĩnh vực ứng dụng công nghệ Nano, Chọn lọc giống vật nuôi theo bộ gen (genom selection) với các chuyên đề sau:

Chuyên đề 1: “Chế phẩm nano cho thủy hải sản, thực ăn chăn nuôi” do TS. Lưu Hải Minh - Công ty Cổ phần Công nghệ Mới Nhật Hải trình bày.

Chuyên đề 2: “Cơ hội và thách thức trong chọn giống vật nuôi bằng chỉ thị phân tử” do TS. Nguyễn Tố Loan - đại học Queenslam, Australia trình bày

Tham dự buổi seminar là sự góp mặt của các thành viên trong nhóm nghiên cứu mạnh cùng giảng viên, cán bộ trong khoa CNSH và 2 chuyên gia trình bày seminar.

leftcenterrightdel
 

Mở đầu buổi seminar, chuyên gia TS. Lưu Minh Hải trình bày về tiềm năng sử dụng công nghệ Nano trong nghiên cứu sản xuất sản phẩm cho người, thủy hải sản, thức ăn chăn nuôi. TS. Lưu Minh Hải đã trình bày các ứng dụng cụ thể về ứng dụng công nghệ nano trong các sản phẩm như thức ăn chăn nuôi, trong phòng và điều trị bệnh vật nuôi. Tác giả đã đưa ra những thách thức và cơ hội của ứng dụng công nghệ nano trong tương lai. Trong đó giá thành sản phẩm phục vụ chăn nuôi là một vấn đề rất quan trọng, làm sao để có thể đưa ra các sản phẩm nano vừa tốt cho vật nuôi nhưng giá thành không quá cao để phù hợp với kinh tế của người chăn nuôi.

leftcenterrightdel
Bài trình bày của TS. Nguyễn Tố Loan 

 

Tiếp theo, là bài trình bày của chuyên gia TS. Nguyễn Tố Loan - Đại học Queenslam, Australia về chuyên đề chọn lọc giống vật nuôi bằng bộ gen. TS. Nguyễn Tố Loan đã trình bày các nội dung chính như các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi theo bộ gen, các thành tựu mà công nghệ này đã đạt được, đặc biệt là ứng dụng genom selection trong chọn lọc giống bò sữa, đã có thể tạo ra bò sữa có năng suất lên đến 10 nghìn lít sữa cho một chu kỳ 10 tháng. Bên cạnh đó, sử dụng công nghệ chọn lọc giống vật nuôi theo hệ gen cũng gặp phải nhiều thách thức như cần sử dụng các trang thiết bị hiện đại, giá thành áp dụng phướng pháp này khá cao.

Sau phần trình bày của 2 chuyên gia, các thành viên tham dự buổi seminar đã có những tích cực trao đổi, thảo luận xoay quoanh 2 chủ đề. Buổi seminar đã cung cấp thêm nhiều kiến thức mới, chuyên sâu làm cơ sở để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo của các thành viên. Đồng thời, thúc đẩy quá trình mối quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo sinh viên hướng nghiên cứu áp dụng vật liệu nano, công nghệ gen trong nông nghiệp.

Một số hình ảnh của buổi seminar:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel