Nhóm nghiên cứu mạnh “Nấm ăn, nấm dược liệu” mời chuyên gia trình bày Seminar khoa học
Cập nhật lúc 11:29, Thứ tư, 26/05/2021 (GMT+7)
Với mục đích trao đổi, chia sẻ thông tin trong lình vực nấm ăn, nấm dược liệu, ngày 12 tháng 5 năm 2021, nhóm nghiên cứu mạnh “Nấm ăn, nấm dược liệu”, khoa Công nghệ sinh học đã tổ chức mời các chuyên gia trình bày Seminar để chia sẻ các kết quả nghiên cứu của họ với các cán bộ trong khoa Công nghệ sinh học.
Với mục đích trao đổi, chia sẻ thông tin trong lình vực nấm ăn, nấm dược liệu, ngày 12 tháng 5 năm 2021, nhóm nghiên cứu mạnh “Nấm ăn, nấm dược liệu”, khoa Công nghệ sinh học đã tổ chức mời các chuyên gia trình bày Seminar để chia sẻ các kết quả nghiên cứu của họ với các cán bộ trong khoa Công nghệ sinh học. Buổi seminar trao đổi chuyên môn với hai chuyên đề:
Chuyên đề 1: “Tiềm năng nấm dược liệu trong hệ sinh thái tự nhiên Việt Nam” do ThS. Trần Thu Hà trình bày.
Chuyên đề 2: “Những loài nấm nuôi trồng phổ biến tại Việt nam, tiềm năng sử dụng” do TS. Nguyễn Thanh Huyền trình bày
Tham dự buổi seminar là sự góp mặt của các thầy/cô trong nhóm nghiên cứu mạnh cùng giảng viên, cán bộ trong khoa, các chuyên gia đến từ các đơn vị nghiên cứu khác.
Mở đầu buổi seminar, ThS. Trần Thu Hà trình bày về tiềm năng nấm dược liệu trong hệ sinh thái tự nhiên Việt Nam, Tác giả trao đổi về sự phong phú của các loài nấm dược liệu trong tự nhiên như linh chi, nấm Đông trùng Hạ thảo…và khả năng khai thác sử dụng chúng. Tác giả giới thiệu các vùng sinh thái tự nhiên có nhiều nấm Lim như Sơn Động- Bắc Giang; Hoành Bồ - Quảng Ninh; Tây Giang – Quảng Nam; Cúc Phương – Ninh Bình. Các mùa chúng mọc nhiều để định hướng thời gian đi thu mẫu, cách thu mẫu và cách bảo quan lưu giữ.
Sau bài trình bày của ThS. Trần Thu Hà, TS. Nguyễn Thanh Huyền trình bày báo cáo về “Những loài nấm nuôi trồng phổ biến tại Việt nam, tiềm năng sử dụng”. Tác giả trình bày những loài nấm chủ lực ở Việt Nam hiện nay, phân chia nuôi trồng phổ biến theo vùng sinh thài, tiềm năng và giá trị mang lại của chúng. Đồng thời tác giả chỉ ra những thuận lợi và khó khăn khi nuôi trồng các loài nấm này, cùng định hướng những loại nên tập trung nuôi trồng trong thời gian tới.
Buổi seminar diễn ra sôi nổi, có nhiều ý kiến đóng góp cho sự phát triển các chủng nấm khai thác trong tự nhiên và phương hướng sử dụng chúng phục vụ công tác lai tạo giống và sản xuất thương mại.
Môt số hình ảnh trong buổi Seminar: