Bacillus mycoides là vi khuẩn Gram dương, không có khả năng di động, thuộc nhóm Bacillus cereus. B. mycoides được tìm thấy ở nhiều môi trường khác nhau như trong đất, nước, không khí, cơ thể động vật, và ở một số loài thực vật. Khi phát triển trong đất vi khuẩn B. mycoides có khả năng thúc đẩy tăng trưởng thực vật, hỗ trợ việc ức chế một số nấm gây bệnh, và tăng năng suất ở cây trồng. B. mycoides được bổ sung vào cây trồng có thể tăng cường sản xuất các chất chuyển hóa thứ cấp từ đó làm tăng chiều dài, số lượng của chồi và rễ cây (Ali & cs., 2022; Kurniawan & cs., 2022) Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng vi khuẩn B. mycoides có khả năng thúc đẩy tăng trưởng ở cây ngô (Ali & cs., 2022), Arabidopsis thaliana (Kurniawan & cs., 2022), hoa hướng dương (Ambrosini & cs., 2015), bơ (Guerrero & cs., 2020), củ cải đường (Bargabus & cs., 1997), bầu bí (Michereff & cs., 2002). Cây trồng được xử lý với B. mycoides có hiệu quả quang hợp nâng cao thông qua tích lũy hàm lượng diệp lục và tinh bột cao hơn (Kurniawan & cs., 2022). Một số chủng của B. mycoides được báo cáo là giúp thực vật chống chịu tốt hơn khi bị nhiễm mặn, stress và chống oxy hóa (Ali & cs., 2022). Ngoài ra, protein liên quan đến sinh bệnh học (PR-1 và PR-2), có khả năng kháng bệnh được tăng cao khi so sánh cây trồng được bổ sung và không bổ sung vi khuẩn B. mycoides (Guerrero & cs., 2020; Kurniawan & cs., 2022). B. mycoides A1 làm giảm 75% sự phát triển của sợi nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư được phân lập từ quả bơ. Dịch nổi B. mycoides A1 trong quá trình nuôi cấy làm giảm 41,9% mức độ nghiêm trọng của bệnh thán thư trên quả bơ (Guerrero & cs., 2020). B. mycoides BM02 được phân lập từ vùng rễ cây cà chua đã tạo ra một loạt các hợp chất có hoạt tính sinh học bao gồm PAA và MPA để ngăn chặn các bệnh thực vật do Fusarium oxysporum f. sp. lycopersici (Fol) và các vi sinh vật gây bệnh khác gây ra (Wu & cs., 2009). Vi khuẩn B. mycoides có nhiều vai trò đối với cây trồng, tuy nhiên hiện nay còn có rất ít nghiên cứu về vi khuẩn này.
Mục tiêu hướng đến của nghiên cứu này là phân lập vi khuẩn Bacillus mycoides từ đất trồng cây bắp cải tại một số huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội và định danh được chủng Bacillus mycoides bằng phương 16S rRNA. Các phương pháp được sử dụng để phân lập vi khuẩn B. mycoides gồm có: phân lập vi khuẩn, làm thuần khuẩn lạc Bacillus mycoides, nuôi lỏng, giữ giống. Kết quả phân lập thể hiện ở Hình 1.
|
Hình 1. Vi khuẩn B.mycoides trên đĩa nuôi cấy |
Nghiên cứu định danh bằng trình tự nucleotide gen 16S rRNA, các phương pháp bao gồm: tách chiết DNA, PCR, điện di, giải trình tự gen, thu thập và xử lý số liệu bằng phần mền BioEdit, MegaX. Nghiên cứu đã định danh bằng hình thái vi khuẩn Bacillus mycoides từ đất trồng cây bắp cải tại huyện Gia Lâm và Sóc Sơn. Kết quả giải trình tự và so sánh mức độ tương đồng nucleotide của B. mycoides phân lập và các chủng vi khuẩn B. mycoides được công bố trên Genbank đạt c 99,32%. Phân tích cây di truyền phả hệ cho thấy chủng Bacillus mycoides trong nghiên cứu nằm cùng nhánh vơi các chủng Bacillus mycoides khác trên Genbank (Hình 2).
|
Hình 2. Sơ đồ hình cây mô tả mối quan hệ di truyền giữa vi khuẩnB. mycoidsesvà các loài thuộc chiBacillus, sử dụng trình tự nucleotide gen16S rRNA |
Nguyễn Khắc Dương Khanh, Đào Văn Đỉnh, Nguyễn Đình Toàn,
Hồ Việt Đức, Nguyễn Đức Duy, Nguyễn Thị Nhiên, Trần Thị Bình Nguyên