Ngày 13 tháng 8 năm 2021, nhóm nghiên cứu xuất sắc Công nghệ Sinh học Ứng dụng đã tổ chức thành công buổi seminar sinh hoạt chuyên môn của nhóm. Tham dự buổi seminar có gần 20 giảng viên và nghiên cứu viên của nhóm. Bài báo cáo có tiêu đề: Bacillus subtilis – Các phương pháp định danh và định lượng trong các sản phẩm ứng dụng. Bài báo cáo do PGS. TS. Nguyễn Xuân Cảnh trình bày.

Bài báo cáo đã tổng quan về đặc điểm, tiềm năng ứng dụng của vi khuẩn Bacilus subtilis (B. Subtilis) và các phương pháp được sử dụng hiện nay cho việc định danh và định lượng loài vi khuẩn này trên thế giới. Vi khuẩn B. subtilis là loài vi khuẩn gram (+), có cấu trúc di truyền đơn giản và đa dàn. Tuy nhiên, loài vi khuẩn này có hệ thống bài tiết protein hiệu quả và có sự trao đổi chất dễ thích nghi. B. subtilis được sử dụng rộng rãi như một nhà máy “tế bào” sản xuất các enzyme, hợp chất kháng vi sinh vật cho ngành hóa công nghiệp, nông nghiệp và y học. Hiện nay, việc định danh và định lượng vi khuẩn B. Subtilis thường phải được kết hợp giữa hình thái, đặc tính hóa sinh và các phương pháp sinh học phân tử dựa trên đặc điểm di truyền của chúng để có kết quả chính xác. Về mặt hình thái và đặc tính hóa sinh của vi khuẩn B. Subtilis lại có tương đồng lớn và khó phân biệt với các loài vi khuẩn khác cùng nhóm như B. amyloliquefaciens, B. licheniformis, B. vallismortis, B. atrophaeus, B. sonorensis, B. mojavensis (Robert và cs, 1994; 1996). Ví dụ như B. SubtilisB. mojavensis tương đồng hầu hết về mặt hình thái, đặc tính hóa sinh. Do đó để phân biệt được B. SubtilisB. mojavensis phải phân tích thành phần chất béo trong sinh khối tế bào, trình tự ADN của các gen chỉ thị hoặc khả năng chuyển gen và giới hạn sinh sản ghép đôi...(Robert và cs, 1994). Vì vậy, sử dụng các phương thức cụ thể nào để định danh, định lượng B. Subtilis trong các sản phẩm ứng dụng cần xác định rõ được đặc điểm của sản phẩm, mức độ yêu cầu về độ chính xác của phương pháp.

Sau bài báo cáo, các thành viên nhóm nghiên cứu thảo luận nội dung bài báo cáo cũng như trao đổi các kết quả nghiên cứu của nhóm trong 3 tháng vừa qua. Hoạt động sinh hoạt chuyên môn định kỳ của nhóm, vừa giúp các thành viên cập nhật thông tin khoa học cũng như trao đổi được các kinh nghiệm chuyên môn với nhau để thúc đẩy chất lượng các nghiên cứu của nhóm.

leftcenterrightdel

Hình 1. Tổng quan về ứng dụng của Bacillus subtilis trong các lĩnh vực khác nhau (https://doi.org/10.1186/s12934-020-01436-8

leftcenterrightdel

Hình 2. Thảo luận của PGS. TS. Nguyễn Xuân Cảnh và các thành viên nhóm nghiên cứu