Ngày 21/6/20232, nhóm nghiên cứu mạnh “Công nghệ sinh học nano và công nghệ gen - protein tái tổ hợp”, khoa Công nghệ sinh học đã tổ chức seminar với các chuyên đề:
Chủ đề 1: Thiết kế cấu trúc CRISPR/Cas9 chỉnh sửa gen OsERF 922 nhằm nâng cao tính kháng bệnh đạo ôn cho giống lúa J02 do PGS.TS. Bùi Thị Thu Hương trình bày.
Chủ đề 2: Nghiên cứu tác động của từ trường đến sinh trưởng và phát triển của thực vật do TS Chu Đức Hà trình bày.
Chủ đề 3: Một số ứng dụng công nghệ nano trong phòng, chống Covid 19 do PGS.TS. Đồng Huy Giới trình bày.
Đây là một trong các hoạt động thường kỳ của nhóm nghiên cứu mạnh “Công nghệ sinh học nano và công nghệ gen - protein tái tổ hợp” nhằm tăng cường trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu. Tham dự buổi seminar là sự góp mặt của các thầy/cô trong nhóm nghiên cứu mạnh cùng giảng viên, cán bộ trong khoa và sinh viên quan tâm.
|
PGS. TS Bùi Thị Thu Hương trình bày báo cáo |
Mở đầu buổi seminar là bài trình bày của PGS. TS Bùi Thị Thu Hương với chủ đề “Thiết kế cấu trúc CRISPR/Cas9 chỉnh sửa gen OsERF 922 nhằm nâng cao tính kháng bệnh đạo ôn cho giống lúa J02”. PGS trình bày việc thực hiện thiết kế hệ thống CRISPR/Cas9 nhắm mục tiêu gen OsERF922 của giống lúa J02, nhằm mục đích chỉnh sửa gen này nhằm tăng cường khả năng chống chịu với bệnh đạo ôn của lúa (scialert.net). Cụ thể, các sgRNA (các phân tử RNA dẫn đường của CRISPR/CAS9) nhắm mục tiêu gen OsERF922 được thiết kế bằng việc sử dụng phần mềm CRISPR-P 2.0, và nó là vật liệu để xây dựng thành công một vectơ tái tổ hợp pENTR4 mang cấu trúc sg RNA này. Kết quả là hai trình tự sgRNA nhắm mục tiêu OsERF922 đã được nhân bản thành công và tổ hợp vào vectơ tái tổ hợp- hệ thống CRISRP/ CAS9. Các kết quả này có thể cung cấp các tài liệu hữu ích đặc tính chức năng của gen OsERF922 và sử dụng việc hệ thống CRISPR/Cas9 trong điều khiển khả năng kháng bệnh đạo ôn của lúa.
|
TS. Chu Đức Hà (Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội )trình bày báo cáo |
Tiếp theo chương trình, TS Chu Đức Hà trình bày báo cáo “Nghiên cứu tác động của từ trường đến sinh trưởng và phát triển của thực vật”. Nội dung của báo cáo tập trung về ảnh hưởng của Từ trường (MF), là một trong những yếu tố cơ bản để thực vật có thể tồn tại và phát triển trên trái đất, đến sự phát triển cây trồng. Các nghiên cứu đã chứng minh, xử lý MF ở cường độ thích hợp có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa diễn ra trong tế bào, dẫn đến kích thích sinh trưởng, phát triển và làm tăng sinh khối của cây trồng, đặc biệt là cải thiện khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi. Hạt giống được xử lý MF có thể tăng tỷ lệ nảy mầm và sức sống của cây con, trong khi sử dụng nước tưới từ hóa (magnetic treated water - MTW) cũng kích thích hiệu quả sử dụng nước và tăng hấp thụ dinh dưỡng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời nâng cao tính chống chịu điều kiện bất lợi phi sinh học.
|
|
Cuối cùng, PGS.TS. Đồng Huy Giới chia sẻ nội dung “Một số ứng dụng công nghệ nano trong phòng, chống Covid 19”.
|
PGS.TS. Đồng Huy Giới chia sẻ trong buổi seminar |
Nội dung trình bày của PGS.TS. Đồng Huy Giới về các ứng dụng của công nghệ nano trong phòng chống Covid 19 như:
- Ứng dụng công nghệ sinh học nano trong ngăn ngừa Covid 19.
- Ứng dụng công nghệ sinh học nano trong việc phát triển Kit chẩn đoán Covid 19.
- Ứng dụng công nghệ sinh học nano trong sản xuất vaccine phòng Covid 19.
- Ứng dụng công nghệ nano trong dẫn truyền truyền thuốc và vaccine phòng, trị Covid 19
|
Một số hình ảnh trong bài trình bày |
Sau phần trình bày của các báo cáo viên, thành viên tham dự buổi seminar đã có những thảo luận sôi nổi xoay quanh các chủ đề. Buổi seminar đã cung cấp thêm nhiều kiến thức mới, chuyên sâu làm cơ sở để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo của các thành viên trong thời gian tới.