Ngày 09 tháng 12 năm 2022, nhóm nghiên cứu mạnh “Nấm ăn, nấm dược liệu” – khoa Công nghệ sinh học đã tổ chức thành công buổi seminar sinh hoạt chuyên môn với các chuyên đề:

Chuyên đề 1: “Nghiên cứu xử lý giá thể sau thu hoạch nấm thành phân bón hữu cơ”  do TS. Nguyễn Thị Bích Thùy trình bày.

Chuyên đề 2: “Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của một số chủng nấm hắc chi (Ganoderma spp.)” do ThS. Nguyễn Thị Luyện trình bày.

Tham dự buổi seminar là sự góp mặt của các thầy/cô trong nhóm nghiên cứu mạnh cùng giảng viên, sinh viên và cán bộ trong khoa.

Mở đầu, TS. Nguyễn Thị Bích Thùy đã trình bày lý do tại sao cần xử lý giá thể sau thu hoạch nấm thành phân hữu cơ, nuôi trồng nấm hiện nay rất phát triển, nếu các giá thể sau thu hoạch nấm không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường cũng như gây lãng phí nguồn tài nguyên, vì trong giá thể này có nhiều hợp chất hữu cơ, nếu chúng trải qua quá trình chuyển hóa, phân giải sẽ tạo thành phân bón rất tốt cho cây trồng đồng thời cải tạo đất tơi xốp, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Các phương pháp nghiên cứu hiện được trình bày chi tiết dễ hiểu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra phương pháp ủ sử dụng giá thể phân hữu cơ trồng rau phù hợp nhất.

Cuối bài trình bày, các thành viên tham gia cùng bàn luận về các vấn đề liên quan.

Tiếp theo, ThS. Nguyễn Thị Luyện trình bày kết quả nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của một số chủng nấm hắc chi (Ganoderma spp.), theo đó tác giả đã tiến hành nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của 3 chủng nấm hắc chi Ga-17, Ga-20, Ga-21. Các nghiên cứu bao gồm ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của các chủng nấm hắc chi, nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của 3 chủng nấm này trên môi trường nhân giống cấp 1, cấp 2 và trên giá thể nuôi trồng. Kết quả cho thấy, các chủng nấm sinh trưởng tốt nhất ở 25oC, trong đó chủng Ga-17 sinh trưởng tốt hơn các chủng còn lại; trên môi trường nhân giống cấp 1, chủng Ga-17 cũng là chủng có tốc độ mọc nhanh nhất; trên môi trường nhân giống cấp 2 bằng thóc hạt thì hệ sợi của cả 3 chủng nấm Hắc chi (Ga17, Ga20, Ga21) trong thí nghiệm đều phát triển đồng đều, ổn định và bắt đầu phát triển nhanh sau 12 ngày. Khi nuôi cấy trên giá thể nuôi trồng, chủng Ga-17 hệ sợi luôn sinh trưởng, phát triển nhanh hơn so với 2 chủng còn lại trong giai đoạn hệ sợi, nhưng đến giai đoạn hình thành và phát triển quả thể thì hai chủng nấm Ga-20 và Ga-21 lại có sự sinh trưởng nhanh hơn so vơi chủng nấm Ga-17. Sau khi ThS. Luyện trình bày xong chuyên đề, các thành viên tham gia cùng bàn luận về các vấn đề liên quan.

Buổi seminar diễn ra sôi nổi, có nhiều ý kiến thảo luận và đóng góp cho sự phát triển lĩnh vực nấm ăn, nấm dược liệu.

Một số hình ảnh trong buổi Seminar:

leftcenterrightdel
TS. Nguyễn Thị Bích Thuỳ trình bày báo cáo 
leftcenterrightdel
 ThS. Nguyễn Thị Luyện trình bày báo cáo