Ngày 8 tháng 12 năm 2023, nhóm nghiên cứu mạnh “Nấm ăn, nấm dược liệu” – khoa Công nghệ sinh học đã tổ chức thành công buổi seminar sinh hoạt chuyên môn với các chuyên đề:

Chuyên đề 1: “Cải tiến quy trình nhân giống cấp 3 một số loại nấm ăn, nấm dược liệu” do NCV. Nguyễn Thị Mơ trình bày.

Chuyên đề 2: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của nấm sò hồng (Pleurotus salmoneostramineus) chủng PN2” do NCV. Nguyễn Hồng Ngọc trình bày.

Chuyên đề 3: “Xu hướng ứng dụng và phát triển của nấm ăn, nấm dược liệu” do TS. Nguyễn Thị Bích Thuỳ trình bày.

Tham dự buổi seminar là sự góp mặt của các thầy/cô trong nhóm nghiên cứu mạnh cùng giảng viên, sinh viên và cán bộ trong khoa.

Trong báo cáo của mình, NCV. Nguyễn Thị Mơ trình bày một số phương pháp cải tiến trong quy trình nhân giống cấp 3 của nấm ăn, nấm dược liệu, bao gồm các cải tiến trong quy trình nhân giống cấp 3 trên thóc luộc, trên mùn cưa và trên que sắn, từ việc chọn lựa chủng loại thóc, mùn cưa, que sắn; cách xử lý và luộc thóc, que sắn, xử lý mùn cưa cũng như cách phối trộn các thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng loại nấm. Sau đó, các thành viên tham dự thảo luận về các nội dung NCV. Mơ đã trình bày.

Tiếp theo, NCV. Nguyễn Hồng Ngọc trình bày nội dung về đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của nấm sò hồng (Pleurotus salmoneostramineus) chủng PN2. Tác giả đã trình bày các kết quả nghiên cứu của nhóm mình về chủng nấm sò hồng PN02, bao gồm đánh giá ảnh hưởng pH ban đầu đến sinh trưởng hệ sợi; ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng hệ sợi; ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng cacbon, đạm đến sinh trưởng hệ sợi và đánh giá sự hình thành và phát triển quả thể của chủng nấm sò hồng PN2 trên một số môi trường nuôi trồng.

Cuối buổi seminar, TS. Nguyễn Thị Bích Thuỳ trình bày về chuyên đề “Xu hướng ứng dụng và phát triển của nấm ăn, nấm dược liệu”, mở đầu TS. Thuỳ chia sẻ các thông tin về ứng dụng của nấm ăn như ăn tươi; chế biến, tuỳ điều kiện thời tiết, thị hiếu, trang thiết bị cho phép và đặc tính của từng loại, thậm chí từng chủng nấm (Phơi, sấy khô nấm, Khô lạnh nấm, Đông lạnh nấm, Đóng hộp nấm, Làm nấm muối) và các ứng dụng của nấm dược liệu như nấm kháng vi khuẩn và chống nấm bệnh, tác dụng chống nhiều loại vi khuẩn của nấm, khả năng kháng virus của nấm, khả năng chống ung thư của nấm. Cuối bài trình bày, TS. đã đưa ra một số hướng nghiên cứu của nấm ăn, nấm dược liệu.

Buổi seminar diễn ra sôi nổi, có nhiều ý kiến thảo luận và đóng góp nhằm phát triển nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu ở nước ta.

Một số hình ảnh trong buổi Seminar:

leftcenterrightdel