Theo: Mallapaty, S. (2021). Will COVID become a disease of the young? Nature, 595(7867), 343–344. https://doi.org/10.1038/D41586-021-01862-7

 Ngày đăng: 08/7/2021

 Vui lòng ghi rõ nguồn https://cnsh.vnua.edu.vn/ khi đăng lại nội dung này

Tỷ lệ lây nhiễm ngày càng tăng ở những thanh niên không được tiêm chủng ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao đang đặt ra tiêu điểm cho vai trò của những người trẻ tuổi trong đại dịch.

Vào ngày 21 tháng 6, 2021, Bộ Y tế của Israel khuyến cáo tất cả các cá nhân trong độ tuổi 12–15 nên tiêm vaccine phòng chống COVID-19, quốc gia này trở thành một trong số ít các nước cho đến nay chấp thuận việc tiêm chủng cho thanh thiếu niên. Quyết định này được đưa ra nhằm đối phó với tỷ lệ các ca nhiễm mới ngày càng gia tăng ở các nhóm người trẻ tuổi, nhất là ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao.

Chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng của Israel hiện đã tiếp cận hơn 85% dân số trưởng thành và cho thấy số ca bệnh giảm xuống còn khoảng chục ca mỗi ngày vào đầu tháng 6. Nhưng vào cuối tháng đó, số ca mắc bắt đầu tăng lên hơn 100 ca mỗi ngày, nhiều trường hợp xuất hiện ở người dưới 16 tuổi khiến chính phủ phải mở rộng việc tiêm chủng cho tất cả thanh thiếu niên.

Ran Balicer, nhà dịch tễ học làm việc tại Clalit Health Services, cơ quan y tế lớn nhất của Israel, các ca bệnh trẻ tăng lên là không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng nó có thể làm tăng tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của các biến thể mới dễ lây lan hơn.

leftcenterrightdel
Biểu đồ: Tỉ lệ các ca nhiễm COVID-19 ở Israel chia theo nhóm tuổi. Với tỷ lệ cao số người trưởng thành ở Israel hiện đã được tiêm phòng, chỉ hơn một nửa số ca nhiễm Covid-19 mới ở nước này trong tháng tính đến ngày 5 tháng 7 là ở những người từ 19 tuổi trở xuống. 

Xu hướng gia tăng trên toàn cầu

Ở Mỹ và Anh, trong những người chưa được tiêm chủng mắc bệnh, tỷ lệ chủ yếu là người trẻ tuổi. Hiện tượng này đang diễn ra ở nhiều quốc gia mà ưu tiên tiêm phòng cho người lớn tuổi trước rồi đến những người trưởng thành. Các nhà nghiên cứu cho biết, sự dịch chuyển về tỷ lệ nhóm tuổi mắc COVID đến từ hiệu quả của các biện pháp y tế công cộng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 ở những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh nặng nhất, chẳng hạn như người ở viện dưỡng lão.

Magnusson, nhà dịch tễ học tại Viện Y tế Công cộng Na Uy, Oslo, đã xem xét tác động của COVID-19 ở trẻ em. Báo cáo của cô cho thấy mặc dù trẻ em không cần chăm sóc chuyên khoa đặc biệt, nhưng chúng cần gặp bác sĩ liên tục 6 tháng sau khi nhiễm virus.

Khi nghiên cứu sự lây lan của virus trong các đại gia đình có nhiều thế hệ ở Israel, bên cạnh các quyết định về việc tiêm chủng cho trẻ em, việc mở rộng các biện pháp y tế như đeo khẩu trang cho thanh thiếu niên và trẻ em cũng được cho là rất cần thiết.

Tỷ lệ nhiễm bệnh tuyệt đối ở người trẻ không tăng

Khi tỷ lệ các các ca bệnh dần chuyển dịch sang những người trẻ tuổi, vai trò của việc tiêm chủng cho trẻ vị thành niên đang trở nên cần thiết. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh nặng ở đối tượng này nói chung vẫn ở mức thấp. Ở nhiều quốc gia, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh gia tăng ở các nhóm tuổi trẻ nhưng số lượng ca bệnh lại đang giảm.

Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần xem xét bối cảnh toàn cầu. Liệu rằng chúng ta có thực sự nên tiêm vaccine cho trẻ em ở các nước giàu hay là tiêm cho người lớn tuổi ở các nước nghèo hơn, nơi mà việc tiêm vaccine có vài trò rất lớn đến cuộc sống của người dân hay không.

Theo một số nhà nghiên cứu, xu hướng giảm độ tuổi mắc bệnh trung bình ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nhiều quốc gia có thể bắt đầu tiêm vaccine cho những người trẻ tuổi như Israel và Hoa Kỳ đã làm, nếu không các biến thể mới có thể xuất hiện và khả năng miễn dịch yếu ở những người cao tuổi khiến họ dễ bị ảnh hưởng.

Dù sao thì COVID-19 vẫn có thể trở thành căn bệnh phổ biến ở những người trẻ tuổi nhưng vấn đề lớn đến mức nào thì khó có thể giải đáp.

Người dịch: Cao Thị Thu Thuý, K63CNSHE

Biên tập: NQT

Tài liệu tham khảo:

  1. Magnusson, K. et al. Preprint at medRxiv   

https://doi.org/10.1101/2021.06.02.21258211  (2021).