Ngày nay, nhu cầu về các loại phân bón thiết yếu ngày càng tăng với tốc độ cao hơn cả tốc độ tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên sự phụ thuộc vào phân bón hóa học đã dẫn đến việc lạm dụng quá mức các chất này, gây ra những lo ngại về sức khỏe con người và chất lượng môi trường . Trong khi đó, bón phân hữu cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất: tăng độ xốp, tăng khả năng giữ nước và trao đổi cation, cải thiện hệ vi sinh vật đất, giảm rửa trôi, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Sự phát triển nhanh chóng của canh tác hữu cơ đã dẫn đến nhu cầu mở rộng nguồn phân bón hữu cơ chất lượng, đặc biệt là phát triển phân bón hữu cơ với hàm lượng dinh dưỡng cao để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng với lượng bón ít hơn.

Trứng bị hỏng trong quá trình ấp, được coi là phế phẩm trong ngành chăn nuôi, có thể được tận dụng để sản xuất phân bón hữu cơ vì chúng chứa cả các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Chỉ tính riêng thành phần hóa học của vỏ trứng đã bao gồm N (0,00-1,16%), P (0,07-0,18%), K (0,08-0,10%), Ca (28,0-39,1%), Mg (0,16-0,41%) và đặc biệt là hàm lượng calcium carbonate (94-97%). Phân làm từ vỏ trứng ở dạng dung dịch với nồng độ pha loãng 20x có hiệu quả tương đương với phân bón thương mại và tốt hơn đáng kể so với vỏ trứng nghiền. Bón 10% hỗn hợp bã cà phê tươi sau khi pha chế và vỏ trứng (tỉ lệ 1:1) thúc đẩy sinh trưởng và năng suất củ hành tím đồng thời tăng đáng kể pH đất và mật độ vi khuẩn, nấm trong đất . Sử dụng vôi hữu cơ từ vỏ trứng cũng làm tăng chiều cao cây, diện tích lá, SPAD, khả năng tích lũy chất khô và năng suất giống đậu xanh ĐX14 so với đối chứng không bón hoặc bón vôi CaO. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tái sử dụng trứng hỏng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng hầu như chưa có. Tía tô (Perilla frutescens L.) là một cây gia vị phổ biến vừa có giá trị dược liệu và dinh dưỡng, vừa là mặt hàng có giá trị thương mại và tiềm năng xuất khẩu lớn. Là cây dễ trồng và quen thuộc với người Việt Nam nên cũng hiếm có nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật canh tác trên cây tía tô. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả của việc bón phân ủ từ trứng hỏng kết hợp với khoảng cách trồng lên sinh trưởng và năng suất cây tía tô, góp phần phát triển nền nông nghiệp tuần hoàn bền vững trong tương lai.

Kết quả chỉ ra khoảng cách trồng thưa làm tăng có ý nghĩa chiều cao cây, đường kính tán, số cành/thân chính và kích thước lá nhưng không ảnh hưởng đến tổng năng suất thực thu. Trong khi đó, nồng độ phân trứng tăng làm tăng có ý nghĩa chiều cao cây, số lá, kích thước lá, số cành/thân chính, và tổng năng suất thực thu. Tuy nhiên khi tăng đến nồng độ 17,5‰ thì sinh trưởng và năng suất của cây tía tô tăng lên không có ý nghĩa so với nồng độ 12,5‰. Về tương tác, công thức M2P3 và M2P4 cho tổng năng suất thực thu cao nhất, sau đó là các công thức M3P3, M3P4, M1P3 và M1P4. Như vậy việc sử dụng phân trứng ở nồng độ 12,5‰ và 17,5‰ giúp cây tía tô sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao bất kể ở khoảng cách trồng nào. Nghiên cứu đã cho thấy trứng hỏng từ các lò ấp có thể được sử dụng hiệu quả làm nguồn phân bón chất lượng tốt cho sản xuất rau hữu cơ, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

Bảng 1. Ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách trồng và nồng độ phân trứng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây tía tô

Nhân tố

CCC

(cm)

Số lá/cây (lá)

ĐK thân (cm)

ĐK tán (cm)

Số cành/thân chính (cành)

Khoảng cách trồng

M1

62,8b

72,6b

1,1a

32,2c

11,7b

M2

60,7c

74,5a

0,9b

36,6b

11,5b

M3

64,7a

72,8ab

0,9b

45,3a

12,3a

Nồng độ phân trứng

P1

56,7c

73,0ab

0,9b

38,2a

11,4b

P2

54,5d

71,7b

1,1a

37,7a

11,4b

P3

66,6b

74,2a

1,0b

38,3a

12,1a

P4

73,1a

74,3a

0,9b

38,0a

12,4a

Bảng 2. Ảnh hưởng tương tác của khoảng cách trồng và nồng độ phân trứng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây tía tô

Công thức

CCC

(cm)

Số lá/cây (lá)

ĐK thân (cm)

ĐK tán

(cm)

Số cành/thân chính (cành)

M1P1

60,8ef

71,5bcd

1,1b

32,5cd

11,5cdef

M1P2

59,0fgh

71,3bcd

1,3a

31,9d

11,3def

M1P3

59,6fg

71,3bcd

1,0bcd

32,8cd

11,8bcde

M1P4

71,8bc

76,2ab

0,9cd

31,8d

12,2abcd

M2P1

55,3ghi

74,8abcd

0,9cd

36,8b

10,7f

M2P2

54,7hij

71,1cd

0,9bcd

36,3bc

11,1ef

M2P3

65,0de

75,5abc

1,0bcd

36,7b

11,9abcde

M2P4

67,9cd

76,7a

0,9cd

36,7b

12,3abc

M3P1

54,0ij

72,7abcd

0,8d

45,4a

11,9abcde

M3P2

49,8j

72,5abcd

1,0bc

45,0a

11,9abcde

M3P3

75,3ab

75,9abc

0,9cd

45,3a

12,7ab

M3P4

79,6a

70,1d

1,0bcd

45,4a

12,7a

Hình 1. Kết quả phân tích hồi quy giữa nồng độ phân trứng và NSTT

Tác giả: Phan Thị Thủy

Đơn vị: Khoa Nông học và Công nghệ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam