Theo Heidi Ledford (3/2021) COVID antibody treatments show promise for preventing severe disease. Nature 591, 513-514 (2021) doi: https://doi.org/10.1038/d41586-021-00650-7

 Ngày đăng: 12/03/2021

 Vui lòng ghi rõ nguồn https://cnsh.vnua.edu.vn/ khi đăng lại nội dung này

Kết quả của hai nghiên cứu được công bố vào ngày 10/32021 đã củng cố các bằng chứng về hiệu quả của phương pháp sử dụng kháng thể đặc hiệu khi điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các ca bệnh tiến triển nặng.

Thử nghiệm thứ nhất sử dụng kháng thể của công ty Vir Biotechnology ở California và công ty GSK tại London, đã làm giảm 85% ca phải nhập viện hoặc tử vong. Trong thử nghiệm thứ 2, điều trị kết hợp hai kháng thể - bamlanivimab và etesevimab, do công ty Eli Lilly ở Indiana sản xuất đã giảm ca nhập viện và tử vong tới 87%.

Khi nhiễm virus, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều loại kháng thể, một số kháng thể trong đó có khả năng ngăn chặn trực tiếp sư tái bản và nhân lên của virus. Các kháng thể đặc hiệu chống lại virus SAR-CoV-2 loại này gọi là “kháng thể đơn dòng - monoclonal antibody” chính là sản phẩm mà ngay từ đầu các nhà nghiên cứu đã chạy đua để tìm ra để sản xuất.

Kháng thể VIR-7831 của công ty Vir và GSK, được phân lập lần đầu tiên vào năm 2003 từ một người hồi phục sau khi nhiễm Hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS), do một loại coronavirus tương tự gây ra. Kháng thể này được xác định đặc hiệu với protein gai của SARS-CoV-2 đầu tiên. Sau khi xuất hiện biến thể B.1.351 (Beta), kháng thể VIR-7831 vẫn có hiệu quả do vùng kháng nguyên đặc hiệu với kháng thể không bị đột biến.

leftcenterrightdel
Các kháng thể đang tấn công một hạt virus corona. Nguồn: Juan Gaertner/SPL/Alamy

Chưa chiếm được lòng tin

Kháng thể đơn dòng VIR-7831 được đưa vào danh sách thuốc điều trị được cấp phép tại Mỹ cho COVID-19 nhưng nó được các bệnh viện sử dụng ở mức độ tương đối ít. Nguyên nhân là do, công ty sản xuất chỉ công bố kết quả nhưng chưa chưa công bố các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng quan trọng. Và loại dược phẩm này khá đắt và phải được sử dụng tại các cơ sở y tế đặc biệt.

Một thông tin trái chiều khác đến từ một số thử nghiệm lâm sàng trong thời kỳ đầu của đại dịch khi các kháng thể đơn dòng đã không có tác dụng điều trị trên các ca bệnh COVID-19 nhập viện. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: điều trị bằng kháng thể đơn dòng chỉ có hiệu quả tốt ngăn chặn virus ở giai đoạn đầu của bệnh và không có hiệu quả với ca xuất hiện triệu chứng nặng do ở giai đoạn này các biểu hiện bệnh phần lớn do hệ thống miễn dịch gây ra chứ không phải do virus.

Saye Khoo, nhà dược học tại Đại học Liverpool, người đứng đầu Sáng kiến Thử nghiệm Thuốc Coronavirus AGILE của Vương quốc Anh cho biết, mặc dù các kết quả nghiên cứu ở các ca bệnh nhẹ cho thấy nhiều hứa hẹn, những là chưa đủ để cho phép các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rõ ràng vì thực tế chỉ một tỷ lệ nhỏ trong các ca COVID-19 nhẹ sẽ tiến triển nặng.

Jens Lundgren, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Đại học Copenhagen và Rigshospitalet cho biết sẽ phải đợi rất lâu nữa thì mọi người mới được tiêm đủ vaccine; các kháng thể đơn dòng có thể là giải pháp “cầu nối” cho những người đã tiêm vaccine nhưng không tạo đủ phản ứng miễn dịch với virus. Kháng thể đơn dòng không thay thế được vaccine nhưng là “kế hoạch B” cho chúng ta.

***

leftcenterrightdel

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa K64CNSHE, Trần Minh Hiền K64CNSHE

Biên tập: ĐTS, NQT

TLTK

Cathcart, A. L. et al. Preprint at bioRxiv, https://doi.org/10.1101/2021.03.09.434607 (2021).