Theo: Lozano-Cruz et al. 2021. Adverse Effects Associated With the Use of Antimalarials During The COVID-19 Pandemic in a Tertiary Care Center in Mexico City. Frontiers in Pharmacology, 0, 1333. https://doi.org/10.3389/FPHAR.2021.668678

Ngày đăng: 03/06/2021

Thuốc trị sốt rét đã được sử dụng thử nghiệm rộng rãi như một liệu pháp chống COVID-19 trong giai đoạn đầu của đại dịch. Mặc dù những kết quả thử `nghiệm chưa đủ hiệu quả và có nhiều tác dụng phụ, thuốc chống sốt rét vẫn được kê đơn điều trị ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước đang đối mặt với làn sóng COVID-19 như Ấn Độ và Brazil. Do vậy, việc sử dụng thuốc chống sốt rét trong điều trị cần được thử nghiệm và nghiên cứu đầy đủ hơn; sự chú ý đến tác dụng phụ của thuốc vẫn rất cần thiết.

Hydroxychloroquine (HCQ) và chloroquine (CLQ) là thuốc chống sốt rét gần đây được sử dụng do các đặc tính điều hoà hệ miễn dịch cùng các tác dụng kháng SARS-CoV-2 được ghi nhận trong các mô hình thử nghiệm [1], [2]. Do đó, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc này trong điều trị SARS-CoV-2, [3] nhưng đã bị thu hồi sau đó [4] do có kết quả tiêu cực từ các thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (Randomized controlled trials) [5].

Tổ chức y tế thế giới đã rút HCQ khỏi chương trình thử nghiệm lâm sàng Solidarity vào tháng 7 năm 2020 [6], [7], [8], [9]. Thêm vào đó, một số thử nghiệm đã cho thấy tỷ lệ xuất hiện cao các tác dụng phụ nghiêm trọng (chủ yếu về tim mạch) ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc này [6]. Dù vậy, thuốc chống sốt rét vẫn được sử dụng ồ ạt ở nhiều trước phát triển đang đối mặt với các làn sóng COVID-19.

Nhìn chung thuốc chống điều trị sốt rét là an toàn. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, song thị, ngứa, nổi mề đay, phát ban dạng lichen, đổi màu tóc, co giật và lo lắng. Việc tích tụ liều cao (>1 g/kg), thường do quá trình sử dụng kéo dài, có thể phát triển độc tính với tai, bệnh võng mạc, bệnh cơ, nhiễm độc tim và bệnh thần kinh ngoại vi [12], [13]. Các tác dụng phụ cấp tính ít gặp có thể xảy ra và có khả năng gây tử vong như hội chứng QT kéo dài, sự bất thường của sóng T và sự giãn mạch [13], [14]. Các chỉ định hiện tại được FAD chấp thuận cho những loại thuốc này chủ yếu trong trường hợp lưu động (là thuốc điều hòa miễn dịch cho các rối loạn tự miễn hoặc dự phòng sốt rét) và hiếm được sử dụng cho các bệnh nhân nhập viện.

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

Biên tập: CTTT

Tài liệu tham khảo

[1] Chowdhury, M. S., Rathod, J., and Gernsheimer, J. (2020). A Rapid Systematic Review of Clinical Trials Utilizing Chloroquine and Hydroxychloroquine as a Treatment for COVID-19. Acad. Emerg. Med. 27 (6), 493–504. doi:10.1111/acem.14005,

[2] Gautret, P., Lagier, J. C., Parola, P., Hoang, V. T., Meddeb, L., Mailhe, M., et al. (2020). Hydroxychloroquine and Azithromycin as a Treatment of COVID-19: Results of an Open-Label Non-randomized Clinical Trial. Int. J. Antimicrob. Agents 56 (1), 105949. doi:10.1016/j.ijantimicag.2020.105949

[3] US Food and Drug Administration (2021a). Toxicity Grading Scale for Volunteers in Vaccine Clinical Trials. Available at: https://www.fda.gov/regulatory-information/search-fda-guidance-documents/toxicity-grading-scale-healthy-adult-and-adolescent-volunteers-enrolled-preventive-vaccine-clinical (Accessed April 29, 2021).

[4] US Food and Drug Administration (2021b). FDA. Available at: https://www.fda.gov/media/136534/download (Accessed April 29, 2021).

[5] Boulware, D. R., Pullen, M. F., Bangdiwala, A. S., Pastick, K. A., Lofgren, S. M., Okafor, E. C., et al. (2020). A Randomized Trial of Hydroxychloroquine as Postexposure Prophylaxis for Covid-19. N. Engl. J. Med. 383 (6), 517–525. doi:10.1056/NEJMoa2016638

[6] RECOVERY Collaborative Group Horby, P., Mafham, M., Linsell, L., Bell, J. L., Staplin, N., Emberson, J. R., et al. (2020). Effect of Hydroxychloroquine in Hospitalized Patients with Covid-19. N. Engl. J. Med. 383 (21), 2030–2040. doi:10.1056/NEJMoa2022926

[7] Borba, M., Val, F., Sampaio, V. S., Alexandre, M., Melo, G. C., Brito, M., et al. (2020). Effect of High vs Low Doses of Chloroquine Diphosphate as Adjunctive Therapy for Patients Hospitalized with Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2) Infection: A Randomized Clinical Trial. JAMA Netw. Open. 3 (4), e208857. doi:10.1001/jamanetworkopen.2020.8857

[8] Geleris, J., Sun, Y., Platt, J., Zucker, J., Baldwin, M., Hripcsak, G., et al. (2020). Observational Study of Hydroxychloroquine in Hospitalized Patients with Covid-19. N. Engl. J. Med. 382 (25), 2411–2418. doi:10.1056/NEJMoa2012410

[9] Self, W. H., Semler, M. W., Leither, L. M., Casey, J. D., Angus, D. C., Brower, R. G., et al. (2020). Effect of Hydroxychloroquine on Clinical Status at 14 Days in Hospitalized Patients with COVID-19: A Randomized Clinical Trial. JAMA 324 (21), 2165–2176. doi:10.1001/jama.2020.22240

[10] Icmrgovin (2021). All India Institute of Medical Sciences/Indian Council of Medical Research Government of India

[11] Kmietowicz, Z. (2021). Covid-19: Failed Response in Brazil Has Led to Humanitarian Catastrophe, Says MSF. BMJ 373, n1002. doi:10.1136/bmj.n1002

[12] Mercuro, N. J., Yen, C. F., Shim, D. J., Maher, T. R., McCoy, C. M., Zimetbaum, P. J., et al. (2020). Risk of QT Interval Prolongation Associated with Use of Hydroxychloroquine with or without Concomitant Azithromycin Among Hospitalized Patients Testing Positive for Coronavirus Disease 2019 (COVID-19). JAMA Cardiol. 5 (9), 1036–1041. doi:10.1001/jamacardio.2020.1834

[13] Tang, W., Cao, Z., Han, M., Wang, Z., Chen, J., Sun, W., et al. (2020). Hydroxychloroquine in Patients with Mainly Mild to Moderate Coronavirus Disease 2019: Open Label, Randomised Controlled Trial. BMJ 369, m1849. doi:10.1136/bmj.m1849

[14] Rosenberg, E. S., Dufort, E. M., Udo, T., Wilberschied, L. A., Kumar, J., Tesoriero, J., et al. (2020). Association of Treatment with Hydroxychloroquine or Azithromycin with In-Hospital Mortality in Patients with COVID-19 in New York State. JAMA 323 (24), 2493–2502. doi:10.1001/jama.2020.8630