Theo:  Dolgin, E. (2021). Is one vaccine dose enough if you’ve had COVID? What the science says. Nature, 595(7866), 161–162. https://doi.org/10.1038/D41586-021-01609-4

Ngày đăng: 25/6/2021

Vui lòng ghi rõ nguồn https://cnsh.vnua.edu.vn/ khi đăng lại nội dung này

Ngày càng có nhiều nghiên cứu đề xuất rằng những người từng nhiễm COVID-19 có thể bỏ qua mũi thứ hai của bất cứ loại phác đồ vaccine hai liều nào. Điều này có thể giúp gia tăng lượng vaccine vốn đã hạn hẹp đồng thời cũng giúp điều chỉnh chính sách tiêm chủng ở một số nước. Câu hỏi được đặt ra là liệu những phát hiện mới này có phù hợp với mọi cá nhân và mọi loại vaccine hay không, và từ đó, các quốc gia nên làm gì với các phát hiện đó.

Chính sách một mũi vaccine

Có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy sẽ có lợi khi những người từng bị nhiễm SARS-CoV-2 được tiêm chủng nhưng không có gì chắc chắn cho việc liệu họ có phải tiêm 2 mũi hay không.

Một bài báo được xuất bản trên tạp chí Nature đã chứng minh rằng một mũi tiêm có thể là đủ với những bệnh nhân COVID-19[5]. Nhóm nghiên cứu ở Đại học Rockefeller, New York và một vài nơi khác đã thực hiện nghiên cứu trên 26 người nhiễm virus, tất cả họ đều được tiêm tối thiểu một liều của vaccine Pfizer-BioNTech hoặc vaccine Moderna, hai loại đều sản xuất dựa trên mRNA.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích lượng kháng thể “trung hòa” virus trong những người tham gia, các phân tử miễn dịch mạnh mà có thể ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào. Trong vòng một đến hai tháng kể từ khi tiêm chủng, mức độ tế bào bạch cầu B nhớ của họ đã tăng trung bình gần 10 lần, đồng thời mức kháng thể trung hòa của những người tham gia đã nhiễm bệnh từ trước, bất kể họ đã tiêm một hay hai mũi, cũng tăng lên khoảng 50 lần.

Tăng cường mức độ ghi nhớ miễn dịch

Trong vòng 12 tháng kể từ khi những người từng bị bệnh được tiêm thêm 1 mũi vaccine, các tế bào B nhớ của họ liên tục phân chia và biệt hoá, sinh ra loại kháng thể thậm chí còn hiệu lực hơn loại kháng thể mà chúng sản xuất ngay khi cơ thể bị nhiễm bệnh. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy mũi tiêm thứ nhất có thể thúc đẩy sự phát triển của các kháng thể cũng như những tế bào bạch cầu T “killer” [6] [7] , trong khi mũi vaccine thứ hai dường như không có tác dụng nhiều.

leftcenterrightdel
 

Cũng có những nghiên cứu ở Anh và Ấn độ chỉ ra rằng chiến lược một mũi tiêm có thể thành công khi sử dụng Oxford-AstraZeneca, loại vaccine dùng một loại adenovirus để kích thích phản ứng miễn dịch[8] [9]. Một mũi tiêm của AstraZeneca tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn rất nhiều ở những người đã bị nhiễm bệnh hơn là những người không bị lây nhiễm.

Chính sách một mũi tiêm còn có thể khắc phục tình trạng thờ ơ với vaccine, thậm chí thuyết phục cả những người cảm thấy tình trạng và lịch sử nhiễm bệnh của chính mình là khác biệt.

Gia tăng lượng vaccine

Những bằng chứng thu được đã đủ để thuyết phục rằng không cần phải cung cấp mũi vaccine thứ hai quý giá cho những người từng nhiễm bệnh. Điều này làm giảm bớt gánh nặng về nhu cầu vaccine cấp bách, cũng giúp bệnh nhân không cần phải chờ đợi những mũi tiêm thêm nữa. Ngày càng nhiều các quốc gia và khu vực áp dụng phương án này, ít nhất là áp dụng với những người trẻ chưa không có hệ miễn dịch bị tổn thương.

Tuy nhiên, không phải tất cả các chính phủ đều sẵn sàng áp dụng cách tiếp cận này. Ở Mỹ, nơi có lượng vaccine tương đối dồi dào, vẫn khuyến nghị việc tiêm hai mũi cho tất cả mọi người, đồng thời không khuyến khích việc kiểm tra tiền sử bệnh án của bệnh nhân trước khi tiêm.

Dịch: Trần Khánh Linh, K65CNSHE

Biên tập: CTTT, NQT

Tài liệu tham khảo:

[1]. Stamatatos, L. et al. Science 372, 1413–1418 (2021).

[2]. Goel, R. R. et al. Sci. Immunol. 6, eabi6950 (2021).

[3]. Ebinger, J. E. et al. Nature Med. 27, 981–984 (2021).

[4]. Krammer, F. et al. N. Engl. J. Med. 384, 1372–1374 (2021).

[5]. Wang, Z. et al. Nature https://doi.org/10.1038/s41586-021-03696-9 (2021).

[6]. Camara, C., et al. Preprint at bioRxiv https://doi.org/10.1101/2021.03.22.436441 (2021).

[7]. Mazzoni, A. et al. J. Clin. Invest. https://doi.org/10.1172/JCI149150 (2021).

[8].Nadesalingam, A. et al. Preprint at medRxiv https://doi.org/10.1101/2021.06.03.21257901 (2 021).

[9]. Sasikala, M. et al. Int. J. Infect. Dis. 108, 183–186 (2021).

[10]. Frieman, M. et al. eBioMedicine 68, 103401 (2021).