Theo:Ledford, H. (2021). Why COVID vaccines are so difficult to compare? Nature, 591(7848), 16–17. https://doi.org/10.1038/D41586-021-00409-0

Ngày đăng:23/02/2021

Vui lòng ghi rõ nguồn https://cnsh.vnua.edu.vn/ khi đăng lại nội dung này

Tại Nigeria, một quốc gia Tây Phi, Yusuff Adebayo Adebisi, giám đốc nghiên cứu tổ chức lãnh đạo trẻ sức khỏe toàn cầu tại châu Phi tin rằng chỉ cần loại vaccine có khả năng bảo vệ 70% khỏi COVID-19 sẽ là rất đáng quý nếu nó rẻ và không yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ âm sâu. Nhưng như vậy thì nên dành cho các quốc gia châu Phi các loại vaccine giá rẻ và kém hiệu quả hơn hay là tăng cường hệ thống bảo quản lạnh để chờ vaccine hiệu lực hơn.

leftcenterrightdel
 

Câu hỏi này được lãnh đạo các quốc gia cân nhắc khá thường xuyên trong thời gian gần đây. Rất khó cho họ đưa ra quyết định khi nguồn cung vaccine đang hạn chế và các dữ liệu chưa rõ ràng. Nhưng thực tế dịch bệnh đang lan nhanh đặt ra nhiều lo ngại rằng nếu các chính phủ trì hoãn tiêm chủng để xây dựng cơ sở hạ tầng bảo quản lạnh có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra. Nếu muốn kiểm soát lây nhiễm, họ cần ưu tiên cải thiện tình hình thực tế hơn là chỉ tính tới hiệu quả của vaccine.

Loại vaccine tốt nhất

Do nhu cầu tăng tốc độ tiêm chủng với nguồn cung cấp hạn chế, việc so sánh vaccine không chỉ nên dựa vào hiệu quả phòng bệnh mà còn cần dựa vào nguồn cung, giá thành, chuỗi cung ứng, thời gian bảo vệ và khả năng kháng lại biến thể mới. Mặc dù vậy, thực tế nhiều người vẫn chỉ đánh giá vaccine chỉ dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng.

Tại thời điểm tháng 2/2021, hơn 200 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm chủng, kết quả thu lại cho thấy khả năng bảo vệ tới 95% đối với vaccine Pfizer và khoảng 70% đối với AstraZeneca. Tuy nhiên, con số này cũng không thể dùng để so sánh hiệu quả của vaccine. Không những mỗi kết quả nghiên cứu đều có các sai số nhất định, mà mỗi thử nghiệm khi thực hiện lại trên những nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, vaccine AstraZeneca đã thu thập rất ít dữ liệu đối với người trên 65 tuổi, khiến cho nước Đức chỉ cấp phép vaccine này cho những người dưới 65 tuổi mặc dù Cơ quan Dược phẩm Châu Âu khuyến cáo sử dụng loại vaccine đó cho tất cả người trưởng thành.

Ngoài ra, các loại vaccine trong quá trình nghiên cứu thực hiện vào các thời điểm khác nhau, ở các quốc gia khác nhau. Do đó, các kết quả công bố chỉ phản ánh hiệu quả bảo vệ của vaccine tại thời gian và địa điểm đó; nếu ở 1 thử nghiệm khác kết quả này có thể thay đổi.

Điều này thể hiện rõ nhất khi biến thể SARS-CoV-2 mới xuất hiện, một số biến thể dường như có khả năng né tránh các phản ứng miễn dịch làm giảm hiệu quả của vaccine. Astrazeneca có hiệu lực rất kém trong 1 phân tích trên 2000 người Nam Phi nhiễm biến chủng Beta mới có biểu hiện bệnh nhẹ và trung bình [1]. Sau đó, chính phủ Nam Phi đã tạm dừng sử dụng vaccine AstraZeneca mặc dù loại vaccine này rẻ hơn đáng kể và dễ bảo quản hơn so với Pfizer. Hệ thống phòng dịch ở châu Phi sau đó đã phải cân nhắc thay đổi chiến lược vaccine.

Dẫu vậy, một số khu vực ở châu Phi đã hưởng lợi từ việc sử dụng loại vaccine như AstraZeneca với các chủng virus cũ và với các ca bệnh COVID-19 nặng.

Các lựa chọn tốt hơn

Các loại vaccine mới phù hợp hơn được hy vọng sẽ khắc phục một số hạn chế của vaccine hiện nay. Ví dụ, vaccine của Johnson & Johnson là loại vaccine chỉ cần tiêm một mũi, giúp đơn giản hóa đáng kể việc triển khai vaccine. Tuy nhiên công ty mới hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng vào cuối tháng 1 và vẫn chưa rõ sẽ sản xuất hàng triệu liều như thế nào.

Thế giới vẫn đang chờ đợi những dữ liệu quan trọng về các loại vaccine đang được triển khai. Các loại thuốc không phải lúc nào cũng hoạt động tốt trong thực tế giống như trong điều kiện nghiêm ngặt của thử nghiệm lâm sàng.

Sau cùng, việc các quốc gia quyết định lựa chọn vaccine hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh thực tế đã trở nên không đơn giản chút nào vì các vaccine mới và các biến thể đang thay đổi theo thời gian.

Người dịch: Hà Hải Yến, K65CNSHE

Biên tập: CTTT, NQT

Tài liệu tham khảo

1.               Madhi,S.A. etal. Preprint at medRxiv https://doi.org/10.1101/2021.02.10.21251247 (2021).