TRUNG TÂM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN CÂY TRỒNG
1. Lịch sử trung tâm
Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nguồn gen cây trồng (Center for conservation and development of crop genetic resources) được thành lập theo quyết định số 1242/QĐ-NNH ngày 04/08/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
2. Đội ngũ cán bộ
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
Email
|
1
|
GS.TS. Phan Hữu Tôn
|
Giám đốc Trung tâm, Giảng viên cao cấp
|
phanhuuton@yahoo.com
|
2
|
ThS. Phạm Đình Ổn
|
Nghiên cứu viên
|
phamdinhon.bongmienbac@gmail.com
|
3
|
KS. Phan Thanh Tùng
|
Nghiên cứu viên
|
tungbio.vnua@gmail.com
|
4
|
KS. Phan Hữu Hiển
|
Nghiên cứu viên
|
phanhienpchy@gmail.com
|
5
|
KS. Nguyễn Thị Liễu
|
Kế toán
|
nguyenlieu.vnua@gmail.com
|
3. Định hướng phát triển Trung tâm
Trung tâm có chức năng thu thập, bảo tồn, đánh giá và phát triển nguồn gen một số giống cây trồng, phục tráng các giống cây trồng đặc sản địa phương; xây dựng và triển khai các đề tài, dự án về nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống và sản xuất giống cây trồng; tham gia đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và tập huấn quy trình kỹ thuật thực hành về các lĩnh vực di truyền – chọn tạo giống cây trồng và công nghệ sinh học.
4. Thành tựu
Hiện tại cho đến năm 2021, Trung tâm đang bảo tồn 3.724 mẫu giống lúa khác nhau, bao gồm 4 nguồn gen: Nguồn gen giống lúa đại phương Việt Nam; Nguồn gen giống lúa địa phương thu thập từ Lào và Campuchia; Nguồn gen giống lúa nhập nội từ các nước khác, dòng/giống chỉ thị chứa gen chống chịu sâu bệnh và các điều kiện vô sinh khác nhau và Nguồn gen giống lúa tốt cải tiến của Việt Nam. Trong đó có các giống lúa tẻ và lúa nếp năng suất chất lượng và đặc biệt là tập đoàn giống lúa màu có giá trị kinh tế cao (nếp cẩm, tẻ cẩm, huyết rồng, …).
Bên cạnh đó, Trung tâm còn thu thập và bảo tồn được:
- 608 mẫu giống cà chua. Trong đó, có 49 mẫu giống địa phương, 559 mẫu giống nhập nội từ các nước như: Mỹ, Pháp, Nga, Nhật và Israel.
- Gần 900 mẫu giống khoai tây, rất phong phú và đa dạng gồm: 100 mẫu giống khoai tây địa phương, trong đó có 7 giống đang trồng phổ biến hiện nay như: Alantic, Diamart, Nicola (có nguồn gốc Hà Lan); Solara, marabel, esprit (Đức); Hắc Long Giang (Trung Quốc); gần 800 mẫu giống nhập nội chủ yếu từ Mỹ và CIP, 3 mẫu giống từ Campuchia và 2 mẫu giống từ Thái Lan.
- 274 mẫu giống citrus khác nhau, từ nhiều địa phương trên cả nước và nhập nội từ Trung Quốc (30 mẫu giống), Thái Lan (15 mẫu giống), Campuchia (2 mẫu giống) và đặc biệt nhờ quan hệ hợp tác với GS. Abhaya Dandeka, đại học UC David bang California Mỹ, đã gửi cành mắt ghép của 198 mẫu giống citrus, Trung tâm đã ghép lên cùng một giống gốc ghép là bưởi chua địa phương của Việt Nam và đều thành công.
- Ngoài ra còn có 165 mẫu giống ngô địa phương thụ phấn mở Việt Nam, 521 mẫu giống đậu tương, 405 mẫu giống bông và 267 mẫu giống cây nghệ, 174 mẫu giống gừng, 94 mẫu giống địa liền và 38 mẫu ba kích, …
Sau khi thu thập và bảo tồn, Trung tâm tiến hành đánh giá các đặc điểm nông sinh học chính, ứng dụng chỉ thị phân tử xác định khả năng mang gen kháng bệnh, gen chống chịu điều kiện bất thuận và gen quy định tính trạng chất lượng, số lượng của các mẫu giống. Bên cạnh đó còn sử dụng nguồn vật liệu để lai chọn tạo giống cây trồng có năng suất, chất lượng và khả năng kháng bệnh tốt phục vụ sản xuất (giống lúa N91, T65, NV1, T60, T68, Khẩu lếch, Khẩu cảng, Blau cẩm, …).
5. Một số hình ảnh hoạt động của Trung tâm
Bảo tồn nguồn gen lúa
|
Bảo tồn nguồn gen cà chua
|
Đa dạng nguồn gen Đậu tương và Ngô
|
Đa dạng nguồn gen Khoai tây
|
Các mẫu giống bông vải triển vọng kháng rầy xanh và bệnh giác ban tại Trung tâm
|
GS.TS. Trần Đức Viên và Ks. Hồ Quang Cua đến thăm và chuyển giao giống lúa ST25 (gạo ngon nhất thế giới 2019)
|
6. Liên hệ
Địa chỉ: Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nguồn gen cây trồng, Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Số điện thoại: 0912463037 hoặc 0984143186.