Nhóm nghiên cứu mạnh: CÔNG NGHỆ SINH HỌC NANO VÀ CÔNG NGHỆ GEN-PROTEIN TÁI TỔ HỢP
1.Tập trung nghiên cứu các chế phẩm Nano làm tăng sức đề kháng, tăng năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Điều chế và ứng dụng các chế phẩm nano trong phòng trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Nghiên cứu tạo ra các kit nano phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, chất tăng trọng, các ion kim loại nặng, các vi sinh vật trong thực phẩm, nông sản và môi trường.
2. Tập trung thu thập, lưu giữ, đánh giá các nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật phục vụ chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu và sản xuất các chế phẩm sinh học hữu ích.
3. Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ sinh học (đặc biệt là công nghệ sinh học nano, công nghệ gen, công nghệ protein tái tổ hợp) trong cải tiến, chọn tạo và nhân giống vi sinh vật, cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất.
4. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ gen-protein trongsản xuấtchế phẩm sinh học nông nghiệp, môi trường vàvaxin phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
Nhóm nghiên cứu mạnh: NẤM ĂN, NẤM DƯỢC LIỆU
1.Tập trung nghiên cứu tuyển chọn, chọn tạo các giống nấm ăn, nấm dược liệu mới có giá trị cao phục vụ phát triển ngành nấm của Việt Nam
2. Tập trung xây dựngcông nghệ nhân giống, nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu hướng công nghệ cao trong môi trường dịch thể, giá thể xốp tổng hợp...được công nhận tiến bộ kỹ thuật cấp cơ sở, cấp nhà nước
3.Tạo ra được một số sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ quả thể, sinh khối sợi nấm dược liệu mang thương hiệu Học viện
4.Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất nấm bền vững theo hướng hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp công nghệ cao.
5.Kết quả nghiên cứu khoa học để phục vụ giảng dạy, công bố công trình khoa học, phục vụ sản xuất nhằm nâng cao vị thế của Khoa, Học viện đối với cộng đồng quốc tế, trong nước và thực tiễn sản xuất.
Nhóm Nghiên cứu xuất sắc: CÔNG NGHỆ SINH HỌC ỨNG DỤNG
1. Xác định và nghiên cứu một số tác nhân gây bệnh trên cây trồng
2. Nghiên cứu, tìm kiếm một số giải pháp sinh học ứng dụng trong bảo vệ thực vật
3. Nghiên cứu, tuyển chọn và ứng dụng các chủng vi sinh vật hữu ích phục vụ sản xuất chế phẩm probiotics dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
4. Thực hiện một số các nghiên cứu cơ bản ở mức độ phân tử và tế bào trên các đối tượng
khác nhau.