Theo nguồn: https://www.cdc.gov/flu/pandemic-resources/1918-pandemic-h1n1.html

Lần chỉnh sửa cuối: 20/3/2019

Vui lòng ghi rõ nguồn https://cnsh.vnua.edu.vn/ khi đăng lại nội dung này

[CNSH]-Sciencenews: Cách đây khoảng 100 năm, thế giới đã trải qua 1 đại dịch khủng khiếp do  loại virus cúm lây lan từ gia cầm sang người. Quy mô lây nhiễm lên tới 1/3 dân số thế giới và ít nhất 50 triệu người đã tử vong chỉ trong vòng 2 năm. Để có thêm thông tin về các đại dịch trong quá khứ từ đó có thể có các nhân định về tương lai thế giới trước đại dịch COVID19, bản tin [CNSH]-Sciencenews đã thực hiện các bài tổng hợp về các trận đại dịch của thế giới đã được ghi nhận gần đây.

Tiếp theo bài về Lịch sử của bệnh sởi ở Mỹ, nhóm Biên tập xin giới thiệu đến quý độc giả chùm 3 bài về Đại dịch cúm 1918 (hay còn gọi là Spanish Flu) là đại dịch lớn và gây thương vong khủng khiếp nhất của thế giới hiện đại cho đến nay. Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả!

Lịch sử

Đại dịch cúm năm 1918 (hay còn có tên gọi là cúm Tây Ban Nha – Spanish flu) là đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại. Nó gây ra bởi virus H1N1 có nguồn gốc từ gia cầm lan rộng trên toàn cầu trong những năm 1918-1919. Hiện nay chưa có sự thống nhất trong giải thích rõ ràng về nguồn gốc của chủng virus này. Ở Mỹ, nó lần đầu được phát hiện ở các quân nhân vào mùa xuân năm 1918. Người ta ước tính rằng khoảng 500 triệu người, tương đương một phần ba dân số thế giới bị nhiễm virus này. Số ca tử vong ước tính lên tới ít nhất 50 triệu người trên toàn thế giới, trong đó khoảng 675,000 ca xảy ra ở Mỹ.

leftcenterrightdel
 

Tỷ lệ tử vong cao tập trung ở các nhóm tuổi: dưới 5 tuổi, 20-40 tuổi, và 65 tuổi trở lên. Tỷ lệ tử vong cao cả ở những người khỏe mạnh, trong độ tuổi 20-40 tuổi, là một điểm đặc biệt của dịch bệnh này. Mặc dù virus H1N1 năm 1918 đã được tổng hợp và đánh giá, các đặc tính khiến nó trở nên tàn khốc như vậy vẫn chưa được hiểu rõ. Không có vaccine chống lại sự nhiễm bệnh và không có kháng sinh để điều trị các đợt nhiễm trùng thứ cấp có thể liên quan đến việc nhiễm cúm, các nỗ lực kiểm soát trên toàn thế giới chỉ giới hạn với các kiểu can thiệp phi dược phẩm và được áp dụng không đồng đều như giãn cách, cách ly, vệ sinh cá nhân tốt, sử dụng các tác nhân chống nhiễm trùng, hạn chế tụ tập nơi công cộng.

leftcenterrightdel
 

Ba làn sóng của dịch bệnh

Làn sóng đầu tiên: mùa xuân năm 1918

Đợt bùng phát đầu tiên của bệnh cúm được xác định ở Mỹ vào tháng 3, với hơn 100 ca được báo cáo tại trại Funston ở Kansas. Vào năm 1918, Mỹ tham gia vào Thế chiến I. Hàng trăm và hàng nghìn binh sĩ Mỹ đã đi khắp Đại Tây Dương để triển khai chiến tranh. Việc vận chuyển quân ồ ạt đã góp phần làm dịch cúm lây lan trên toàn cầu.

Làn sóng thứ hai: mùa thu năm 1918

Vào năm 1918, có rất nhiều chuyên gia sức khỏe phục vụ quân đội Mỹ trong Thế chiến I nên dẫn đến việc thiếu nhân viên y tế trên khắp nước Mỹ. Nền kinh tế chịu thiệt hại bởi các doanh nghiệp và nhà máy buộc phải đóng cửa do công nhân bị ốm. Bệnh dịch đạt đến đỉnh điểm vào trong làn sóng thứ hai bởi đây là thời điểm có số lượng ca tử vong cao nhất trong đại dịch tại Mỹ.

Làn sóng thứ ba: mùa đông năm 1919

Làn sóng thứ ba của dịch bệnh xảy ra vào mùa đông và mùa xuân năm 1919, làm tăng số người chết trong đại dịch. Đợt đại dịch lắng xuống vào mùa hè năm 1919.

leftcenterrightdel
Ba làn sóng dịch bệnh tại Anh và xứ Wale trong 1918-1919 

 

Các nguyên nhân chủ quan của đại dịch cúm 1918

Bên cạnh các đặc tính của bản thân virus, nhiều yếu tố khác cũng góp phần tạo nên sự khốc liệt của đại dịch năm 1918, ví dụ như Thế chiến I và trình độ kỹ thuật y tế cũng như các biện pháp đối phó với đại dịch. Việc di chuyển và huy động quân đội khiến một lượng lớn người tiếp xúc gần nhau, các dịch vụ y tế còn hạn chế (30% bác sĩ Hoa Kỳ được triển khai nghĩa vụ quân sự) [1]. Bên cạnh đó, các xét nghiệm chẩn đoán thời đó chưa thể kiểm tra tình trạng nhiễm cúm. Các bác sĩ không hề biết virus cúm tồn tại, họ cho rằng đại dịch năm 1918 là do một loại vi khuẩn gây ra.

Khi ấy, penicillin chưa được phát hiện, không có thuốc kháng virus cúm có sẵn, các biện pháp chăm sóc quan trọng đều chưa có [2]. Các bác sĩ chỉ còn một số lựa chọn điều trị ngoài chăm sóc hỗ trợ [1].

Không hề có một kế hoạch nào về ứng phó với đại dịch cấp quốc gia, tiểu bang và địa phương tồn tại vào năm 1918. Một số thành phố đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếp xúc trong cộng đồng (đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người, ban hành lệnh cách ly hoặc giãn cách), nhưng chính phủ liên bang không có vai trò tập trung trong việc lập kế hoạch hoặc bắt đầu các biện pháp can thiệp này [1].

Bài học từ quá khứ

Kể từ năm 1918, thế giới đã trải qua thêm ba trận đại dịch (năm 1957, 1968 và 2009), cả ba trận đều không vượt quá khoảng 1 triệu ca tử vong. Điều này đã đặt ra câu hỏi liệu một đại dịch nghiêm trọng với quy mô lớn hơn năm 1918 có thể xảy ra trong thời hiện đại hay không.

Một loại virus đã từng thu hút sự chú ý và quan tâm của quốc tế đó là virus cúm gia cầm A (H7N9) từ Trung Quốc với 1.568 ca lây nhiễm cho người ở Trung Quốc và tỷ lệ tử vong khoảng 39% vào năm 2013. Tuy nhiên, virus này không có khả năng lây lan nhanh chóng và hiệu quả giữa người với người - nếu điều đó xảy ra, thì nó có thể đã gây ra một đại dịch với mức độ nghiêm trọng tương đương với đại dịch năm 1918. Cho đến nay, khả năng lây lan giữa người với người của H7N9 rất hạn chế, hầu hết đều do lây truyền từ chim.

Việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra đại dịch trong thế giới hiện đại là luôn cần thiết, thế giới cần phải chú trọng phát triển các tiến bộ về y tế, khoa học và quản lý xã hội để có thể ứng phó kịp thời khi đại dịch toàn cầu xảy ra.

Người dịch: Trần Thị Minh Hiền, Trần Khánh Linh

Biên tập: NQT

 

Tài liệu tham khảo

1.   Barbara Jester et al. Readiness for Responding to a Severe Pandemic 100 Years After 1918. Am J Epidemiol. July 2018. 187(12): 2596-2602. DOI:10.1093/aje/kwy165.external icon

2.   Barbara Jester et al. Readiness for Responding to a Severe Pandemic 100 Years After 1918. Am J Epidemiol. July 2018. 187(12): 2596-2602. DOI:10.1093/aje/kwy165.external icon

3.   NYT Magazine: Why revive a deadly flu virus? https://www.nytimes.com/2006/01/29/magazine/why-revive-a-deadly-flu-virus.html

4.   K. Taubenberger, Ann Reid, Amy Krafft et al. Initial Genetic Characterization of the 1998 “Spanish’ Influenza Virus. Science. Mar 1997; Vol 275, Issue 5307, pp 1793-1796

5.   Ann Reid et al. Origin and evolution of the 1918 “Spanish” influenza virus hemagglutinin gene PNAS. February 1999. Vol 96. Pp. 1651-1656.

6.   Ann Reid et al. Characterization of the 1918 “Spanish Influenza Virus Neuraminidase Gene. PNAS. Vol. 97. No. 12. June 2000. Pp. 6785-6790

7.   Christopher Basler et al. “Sequence of the 1918 pandemic influenza virus nonstructural gene (NS) segment and characterization of recombinant viruses bearing the 1918 NS genes” PNAS. Vol. 98. No. 5. February 2001 Pp. 1746-2751

8.   Ann Reid et al. “Characterization of the 1918 “Spanish” Influenza Virus Matrix Gene Segment” Journal of Virology. Nov 2002 Vol. 76. No. 21. pp. 10717-10723

9.   Ann Reid et al. “Novel Origin of the 1918 Pandemic Influenza Virus Nucleoprotein Gene” Journal of Virology. Nov 2004. Vol. 78, No. 22. Pp. 12462-12470

10.           Jeffery K. Taubenberger et al. “Characterization of the 1918 influenza virus polymerase genes” Nature. October 2005. Vol 437 (6). Pp. 889-893

11.           Tumpey TM, Baster CF, Aguilar PV, et al. Characterization of the Reconstructed 1918 Spanish Influenza Pandemic Virus” Science. October 2005. 310(5745): 77-80.