Theo: Nassau, D. E., Best, J. C., Kresch, E., Gonzalez, D. C., Khodamoradi, K., & Ramasamy, R. (2022). Impact of the SARS‐CoV‐2 virus on male reproductive health. Bju International, 129(2), 143–150. https://doi.org/10.1111/BJU.15573
Ngày đăng: 31/08/2021
Vui lòng ghi rõ nguồn https://cnsh.vnua.edu.vn/ khi đăng lại nội dung này
Tác động của COVID-19 lên cơ quan sinh sản nam
Sự có mặt của ACE2 và TMPRSS2 ở đường sinh dục nam khiến cơ quan sinh sản của nam dễ bị tổn thương do nhiễm SARS-CoV-2. Một trong những dấu hiệu nhận biết nhiễm COVID-19 là sự biến đổi về mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và phản ứng miễn dịch. Bằng những hiểu biết của y học hiện nay cho rằng sự phát tán virus trong cơ thể những bệnh nhân nam mắc bệnh nặng hơn gây tác động trực tiếp lên cơ quan sinh sản.
Dương vật (Penis) và Rối loạn cương dương (Erectile Dysfunction)
Rối loạn chức năng nội mô là cơ sở của những ca COVID-19 nghiêm trọng và là sinh lý bệnh học cơ bản để phát hiện rối loạn cương dương hậu COVID. ACE2 và TMPRSS2 có nhiều trong các tế bào nội mô, là mục tiêu để SARS-CoV-2 dung hợp tế bào. TMPRSS2 thúc đẩy sự phân cắt của ACE2, tạo ra sự gia tăng sự hấp thu virus thông qua endosome loại xystein proteaza cathepsin B và L. Trong quá trình này, endosome đưa virus vào tế bào chất để sao chép và phá hủy các tế bào. Điều này dẫn đến bệnh lý mạch máu, làm tổn thương vi mạch, đây là một dấu hiệu đặc trưng.
Các nghiên cứu khảo sát từ Trung Quốc và Ý đánh giá mức độ ảnh hưởng của COVID-19 đến sức khỏe tình dục phát hiện tỷ lệ mắc rối loạn cương dương cao hơn ở những người đàn ông từng nhiễm COVID-19 [48, 49].
Báo cáo gần đây về SARS-CoV-2 trong thể hang dương vật (Hình 2) của hai người đàn ông từng nhiễm COVID-19 cho thấy rối loạn chức năng nội mô đóng một vai trò chính trong rối loạn cương dương sau khi mắc COVID‐19 nghiêm trọng [8]. Virus tồn tại trong mô dương vật cho đến 7 tháng sau khi nhiễm bệnh cho thấy SARS-CoV-2 có thể trực tiếp làm tổn thương nội mô thể hang, dẫn đến rối loạn năng tình dục ở nam giới.
Tinh hoàn (Testis) và mào tinh hoàn (Epididymis)
Mặc dù mức độ biểu hiện ACE2 và TMPRSS2 thấp ở tinh hoàn, có báo cáo về cả viêm tinh hoàn và giảm nồng độ tinh trùng trong quá trình nhiễm bệnh. Vì cả hai thụ thể đều cần thiết cho sự xâm nhập của SARS-CoV-2 nên có thể có một cơ chế virus lây nhiễm khác vào mô tinh hoàn.
Ước tính 10−22% nam giới bị nhiễm COVID-19 cấp tính phát triển thành viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn, có thể là do nhiễm trùng trực tiếp tinh hoàn [56, 59, 60, 61]. Điều quan trọng là những nghiên cứu nhỏ này được thực hiện chủ yếu ở những bệnh nhân nhập viện; do đó, đau tinh hoàn và viêm tinh hoàn thường phổ biến ở các bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ trung bình đến nặng.
Sinh thiết tinh hoàn sau khám nghiệm tử thi tìm thấy virus trong 17% mẫu, tương tự tỷ lệ lâm sàng của viêm tinh hoàn. Mặc dù dương tính với SARS-CoV-2, có thể các mẫu được cấu tạo chủ yếu từ mô sợi mạch, chứa chất gây nhiễm tạp từ máu thay vì mô tinh hoàn. Ngoài ra, SARS-CoV-2 không những làm hỏng hàng rào tinh hoàn – máu mà còn tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của nam giới.
Hình ảnh qua kính hiển vi điện tử của SARS-CoV-2 trong mô hang dương vật của một bệnh nhân từng nhiễm COVID-19, được phẫu thuật chỉnh hình dương vật 7 tháng sau khi nhiễm virus. Hạt virut (vòng tròn màu đỏ) có các gai dễ nhận biết và capsid nhân.
Khả năng lây truyền qua đường tình dục và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nam giới
Từ đầu đại dịch, một nghiên cứu xác định các hạt virus ở 6/ 38 mẫu, đặt ra câu hỏi liệu virus có nồng độ đủ cao để lây truyền qua quan hệ tình dục [64]. Chưa có bằng chứng thuyết phục nào về lây truyền trực tiếp qua đường tình dục, nhưng loại trừ khả năng, vì sự biểu hiện trong tinh dịch chỉ thấy trong giai đoạn bệnh nặng, cấp tính và tự hết khi khỏi bệnh.
Mặc dù nồng độ SARS-CoV-2 trong tinh hoàn không đủ cao để lây truyền qua đường tình dục, virus có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới thông qua sự suy giảm tế bào mầm [62]. Nam giới bị nhiễm bệnh có sự suy giảm đáng kể về đặc điểm tinh dịch so với những người bị nhẹ hoặc trong nhóm đối chứng [59].
Nghiên cứu trên 43 nam giới khỏi bệnh nhiễm SARS-CoV-2 cho thấy 11 người bị suy giảm tinh dịch; trong số này, 8 người bị tinh dịch không có tinh trùng và 3 người ít tinh trùng (nồng độ tinh trùng < 15 triệu/mL) [64]. Nghiên cứu trên 30 người đàn ông đã hồi phục sau khi nhiễm SARS-CoV-2 và phân tích tinh dịch từ 5 người đàn ông cho thấy COVID-19 có thể tác động tiêu cực đến sự sinh tinh, ít nhất là trong thời gian ngắn.
Mặc dù tác động lâu dài của SARS-CoV-2 đối với chất lượng tinh dịch vẫn chưa được biết rõ, nhưng sau khi nhiễm bệnh có thể mất đến 3 tháng để phục hồi nguồn tinh trùng, tinh trùng có thể đủ an toàn để bảo quản lạnh và/ hoặc sử dụng cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm. Vì chất lượng tinh trùng lâu dài vẫn chưa được biết đến ở nam giới đã hồi phục sau COVID-19, những người muốn thụ thai nên cân nhắc thực hiện đánh giá khả năng sinh sản để đánh giá chất lượng tinh trùng.
Kết luận
Vẫn còn nhiều câu hỏi về lý do tại sao COVID-19 ảnh hưởng nhiều hơn đến nam giới, dẫn đến bệnh nặng hơn và tỷ lệ tử vong trầm trọng hơn nữ giới. Ngoài ra nam giới thường có nhiều bệnh đi kèm hơn nữ giới, nồng độ androgen cao hơn đã được xác định là một cơ chế tiềm năng cho sự xâm nhập của virus. Khả năng AR điều chỉnh gen ACE2 và TMPRSS2 có thể là một lý do cơ bản khiến bệnh trầm trọng hơn; tuy nhiên, dữ liệu không thống nhất về hiệu quả của TRT và ADT.
Mặc dù mức độ biểu hiện của ACE2 và TMPRSS2 rất thấp trong các cơ quan sinh sản như tinh hoàn, nhưng tỷ lệ viêm tinh hoàn và suy giảm sinh tinh cao hơn dự kiến ở nam giới mắc COVID-19 từ trung bình đến nặng, cho thấy có thể có một cơ chế khác mà virus ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới.
Do ảnh hưởng lâu dài ở nam giới vẫn chưa có dữ liệu, nam giới đã khỏi COVID-19 nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra nếu lo ngại về hậu quả tiềm ẩn. Cần có nghiên cứu trong tương lai làm sáng tỏ di chứng của COVID-19, phát triển các phương pháp để giảm tác động của SARS-CoV-2 đối với sức khỏe sinh sản nam giới và giải quyết hậu quả lâu dài của bệnh nặng.
Người dịch: Trần Thị Minh Hiền, Nguyễn Hương Giang – K64CNSHE
Biên tập: TS. Nguyễn Thị Nhiên
Tài liệu tham khảo:
38. O'Callaghan ME, Jay A, Kichenadasse G, Moretti KL. Androgen deprivation therapy in unlikely to be effective for treatment of COVID‐19. Ann Oncol 2020; 31: 1780–82. 10.1016/j.annonc.2020.09.014 [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
39. Kadihasanoglu M, Aktas S, Yardimci E, Aral H, Kadioglu A. SARS‐CoV‐2 pneumonia affects male reproductive hormone levels: a prospective. Cohort Study. J Sex Med 2021; 18: 256–64 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
40. Dhindsa S, Zhang N, McPhaul MJet al. Association of circulating sex hormones with inflammation and disease severity in patients with COVID‐19. JAMA Netw Open 2021; 4: e2111398 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
41. Douglas GC, O’Bryan MK, Hedger MPet al. The novel angiotensin‐converting enzyme (ACE) homolog, ACE2, is selectively expressed by adult Leydig cells of the testis. Endocrinology 2004; 145: 4703–11 [PubMed] [Google Scholar]
42. Yang M, Chen S, Huang Bet al. Pathological findings in the testes of COVID‐19 patients: Clinical implications. Eur Urol Focus 2020; 6: 1124–9 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
43. Rambhatla A, Bronkema CJ, Corsi Net al. COVID‐19 infection in men on testosterone replacement therapy. J Sex Med 2021; 18: 215–8 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
44. Wambier CG, Goren A. Severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS‐CoV‐2) infection is likely to be androgen mediated. J Am Acad Dermatol 2020; 83: 308–9 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
45. Hoffmann M, Kleine‐Weber H, Schroeder Set al. SARS‐CoV‐2 cell entry depends on ACE2 and TMPRSS2 and is blocked by a clinically proven protease inhibitor. Cell 2020; 181: 271–280.e8 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
46. Zipeto D, da Palmeira J, Argañaraz GA, Argañaraz ER. ACE2/ADAM17/TMPRSS2 interplay may be the main risk factor for COVID‐19. Front Immunol 2020; 11: 576745. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
47. Pons S, Fodil S, Azoulay E, Zafrani L. The vascular endothelium: the cornerstone of organ dysfunction in severe SARS‐CoV‐2 infection. Crit Care 2020; 24: 353. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
48. Fang D, Peng J, Liao Set al. An Online questionnaire survey on the sexual life and sexual function of Chinese adult men during the coronavirus disease 2019 epidemic. Sex Med 2021; 9: 100293. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
49. Sansone A, Mollaioli D, Ciocca Get al. “Mask up to keep it up”: Preliminary evidence of the association between erectile dysfunction and COVID‐19. Andrology 2021; 9: 1053–9 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
50. Sansone A, Mollaioli D, Ciocca Get al. Addressing male sexual and reproductive health in the wake of COVID‐19 outbreak. J Endocrinol Invest 2021; 44: 223–31 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
51. Tissue expression of ACE2 ‐ Summary ‐ The Human Protein Atlas [Internet]. [cited 2021 May 26]. Available from: https://www.proteinatlas.org/ENSG00000130234‐ACE2/tissue
52. Song H, Seddighzadeh B, Cooperberg MR, Huang FWExpression of ACE2, the SARS‐CoV‐2 receptor, and TMPRSS2 in prostate epithelial cells. Eur Urol 2020; 78: 296–8. 10.1016/j.eururo.2020.04.065 [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
53. Quan W, Chen J, Liu Zet al. No SARS‐CoV‐2 in expressed prostatic secretion of patients with coronavirus disease 2019: a descriptive multicentre study in China. medRxiv. 2020;2020.03.26.20044198. [Google Scholar]
54. Zhang S, Wang X, Zhang Het al. The absence of coronavirus in expressed prostatic secretion in COVID‐19 patients in Wuhan city. Reprod Toxicol Elmsford N 2020; 96: 90–4 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
55. Ruan Y, Hu B, Liu Zet al. No detection of SARS‐CoV‐2 from urine, expressed prostatic secretions, and semen in 74 recovered COVID‐19 male patients: A perspective and urogenital evaluation. Andrology 2021; 9: 99–106 [PubMed] [Google Scholar]
56. Pan F, Xiao X, Guo Jet al. No evidence of severe acute respiratory syndrome‐coronavirus 2 in semen of males recovering from coronavirus disease 2019. Fertil Steril 2020; 113: 1135–9 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
57. Stanley KE, Thomas E, Leaver M, Wells D. Coronavirus disease‐19 and fertility: viral host entry protein expression in male and female reproductive tissues. Fertil Steril 2020; 114: 33–43 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
58. Liu X, Chen Y, Tang Wet al. Single‐cell transcriptome analysis of the novel coronavirus (SARS‐CoV‐2) associated gene ACE2 expression in normal and non‐obstructive azoospermia (NOA) human male testes. Sci China Life Sci 2020; 63: 1006–15 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
59. Holtmann N, Edimiris P, Andree Met al. Assessment of SARS‐CoV‐2 in human semen‐a cohort study. Fertil Steril 2020; 114: 233–8 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
60. Chen L, Huang X, Yi Zet al. Ultrasound imaging findings of acute testicular infection in patients with coronavirus disease 2019. J Ultrasound Med 2020; 10.1002/jum.15558 [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
61. Ediz C, Tavukcu HH, Akan Set al. Is there any association of COVID‐19 with testicular pain and epididymo‐orchitis? Int J Clin Pract 2021; 75: e13753 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
62. Achua JK, Chu KY, Ibrahim Eet al. Histopathology and ultrastructural findings of Fatal COVID‐19 infections on testis. World J Mens Health 2021; 39: 65–74 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
63. Ma X, Guan C, Chen Ret al. Pathological and molecular examinations of postmortem testis biopsies reveal SARS‐CoV‐2 infection in the testis and spermatogenesis damage in COVID‐19 patients. Cell Mol Immunol 2021; 18: 487–9 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
64. Li D, Jin M, Bao P, Zhao W, Zhang S. Clinical characteristics and results of semen tests among men with coronavirus disease 2019. JAMA Netw Open 2020; 3: e208292 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
65. Gacci M, Coppi M, Baldi Eet al. Semen impairment and occurrence of SARS‐CoV‐2 virus in semen after recovery from COVID‐19. Hum Reprod Oxf Engl 2021; 36: 1520–9 [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]